Nồng độ 25-Hydroxyvitamin D huyết thanh và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhi viêm phổi tại Bệnh viện E

Chu Thị Thanh Hoa, Trương Văn Quý, Ninh Thị Phương Mai, Nguyễn Thị Hường, Nguyễn Thị Thuý Hồng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Khảo sát nồng độ 25(OH)D huyết thanh ở trẻ mắc viêm phổi và một số yếu tố liên quan, nhận xét mối liên quan giữa nồng độ 25(OH)D với mức độ nặng của viêm phổi. Nghiên cứu mô tả cắt ngang thực hiện trên 93 bệnh nhi từ 01 tháng đến 60 tháng tuổi mắc viêm phổi điều trị tại Khoa Nội Nhi tổng hợp - Bệnh viện E từ tháng 5/2023 đến tháng 6/2024. Kết quả nghiên cứu cho thấy tuổi trung bình của trẻ là 21,8 ± 14,61 tháng, nhóm trẻ dưới 24 tháng tuổi nhập viện nhiều nhất chiếm 61,3%, viêm phổi nặng chiếm tỷ lệ 32,3%. Nồng độ 25(OH)D trung bình là 33,3 ± 14,47 ng/mL. Có 12,9% trẻ viêm phổi có nồng độ 25(OH)D huyết thanh thấp ≤ 20 ng/mL. Tỷ lệ trẻ mắc viêm phổi trên 24 tháng tuổi thiếu vitamin D chiếm 66,7% nhiều hơn so với nhóm trẻ dưới 24 tháng tuổi (33,3%). Trẻ viêm phổi có nồng độ 25(OH)D thấp có nguy cơ bị viêm phổi nặng cao gấp 3,53 lần nhóm có nồng độ 25(OH)D bình thường. Trẻ viêm phổi có nồng độ 25(OH)D huyết thanh thấp có nguy cơ mắc viêm phổi nặng cần phối hợp điều trị kháng sinh nhiều hơn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Zhou YF, Luo BA, Qin LL. The association between vitamin D deficiency and community-acquired pneumonia. Medicine (Baltimore). 2019; 98(38): e17252. doi:10.1097/MD.0000000000017252.
2. Barlow PG, Svoboda P, Mackellar A, et al. Antiviral activity and increased host defense against influenza infection elicited by the human cathelicidin LL-37. PLoS One. 2011; 6(10):e25333. doi:10.1371/journal.pone.0025333.
3. Sitthixay Phounxavath, Nguyễn Thị Diệu Thúy. Nồng độ 25(OH)D huyết thanh ở trẻ em viêm phổi tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Tạp chí Y học Việt Nam. 2021; 505(1): 103 - 106
4. Nguyễn Thị Thanh Xuân, Nguyễn Văn Sơn. Thiếu vitamin D ở trẻ em viêm phổi từ 2 tháng đến 60 tháng tuổi tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên. Tạp chí Khoa học và Công Nghệ Đại học Thái Nguyên. 2024; 229(01): 243-250.
5. World Health Organization. Revised WHO Classification and Treatment of Pneumonia in Children at Health Facilities: Evidence Summaries. World Health Organization; 2014. Accessed July 17, 2024. https://iris.who.int/handle/10665/137319.
6. 6. Munns CF, Shaw N, Kiely M, et al. Global Consensus Recommendations on Prevention and Management of Nutritional Rickets. The Journal of Clinical Endocrinology and Metabolism. 2016; 101(2):394-415.
7. Nguyễn Đức Trí, Nguyễn Minh Phương. Tình trạng thiếu vitamin D ở trẻ viêm phổi từ 02 tháng đến 5 tuổi tại Bệnh viện Nhi Đồng thành phố Cần Thơ, năm 2019 - 2020. Tạp chí Y Dược học Cần Thơ. 2020; (30):145-152.
8. 8. Hoo AF, Dezateux C, Hanrahan JP, et al. Sex-Specific Prediction Equations for V˙maxFRC in Infancy. American Journal of Respiratory and Critical Care Medicine. 2002; 165(8): 1084-1092.
9. 9. Haugen J, Basnet S, Hardang IM, et al. Vitamin D status is associated with treatment failure and duration of illness in Nepalese children with severe pneumonia. Pediatric Research. 2017; 82(6):986-993.
10. Oktaria V, Triasih R, Graham SM, et al. Vitamin D deficiency and severity of pneumonia in Indonesian children. PLoS One. 2021; 16(7): e0254488. doi:10.1371/journal.pone.0254488.
11. Corsello A, Spolidoro GCI, Milani GP, et al. Vitamin D in pediatric age: Current evidence, recommendations, and misunderstandings. Frontiers in Medicine. 2023; 10: 1107855.
12. Hurwitz JL, Jones BG, Penkert RR, et al. Low Retinol-Binding Protein and Vitamin D Levels Are Associated with Severe Outcomes in Children Hospitalized with Lower Respiratory Tract Infection and Respiratory Syncytial Virus or Human Metapneumovirus Detection. J Pediatr. 2017; 187:323-327. doi:10.1016/j.jpeds.2017.04.061.