Đánh giá một số yếu tố liên quan đến đau dội ngược sau phong bế tiêm một lần để giảm đau trong mổ nội soi khớp gối

Trần Thanh Hùng, Lưu Hoàng Anh, Vũ Hoàng Phương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đau dội ngược là cơn đau dữ dội xảy ra sau khi hết tác dụng của gây tê vùng. Sự xuất hiện và cường độ của đau dội ngược chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố liên quan đến bệnh nhân, phẫu thuật và gây tê. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên 108 bệnh nhân phẫu thuật nội soi khớp gối được giảm đau sau mổ bằng gây tê thần kinh hiển trong ống cơ khép một lần với ropivacain. Một số yếu tố có liên quan đến tình trạng đau dội ngược được đánh giá trong nghiên cứu bao gồm: các yếu tố của bệnh nhân (tuổi, giới, BMI), loại phẫu thuật, thời gian phẫu thuật, các yếu tố liên quan đến vô cảm. Kết quả cho thấy tỉ lệ đau dội ngược chiểm 19,4%. Cứ tăng 1 tuổi làm giảm nguy cơ xuất hiện đau dội ngược sau phẫu thuật khoảng 3% ; nữ giới có nguy cơ xuất hiện đau dội ngược cao gấp 2,7 lần so với nam giới (OR = 2,7; CI 95%: 2,54 - 2,86); độ phức tạp của phẫu thuật (kết hợp cả tái tạo dây chằng chéo và sửa sụn chêm) có nguy cơ xuất hiện đau dội ngược gấp 1,23 lần so với tái tạo dây chằng chéo đơn thuần (OR = 1,23; CI 95%: 1,09 - 1,35). Đau dội ngược sau mổ phẫu thuật nội soi khớp gối có liên quan đến đặc điểm người bệnh cũng như tính chất phẫu thuật và ít liên quan đến phương pháp vô cảm.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Perlas A, Chan VWS, Beattie S. Anesthesia technique and mortality after total hip or knee arthroplasty: a retrospective, propensity score-matched cohort study. Anesthesiology. 2016; 125(4): 724-731.
2. Lavand’homme P. Rebound pain after regional anesthesia in the ambulatory patient. Current Opinion in Anesthesiology. 2018; 31(6): 679-684.
3. Muñoz-Leyva F, Cubillos J, Chin KJ. Managing rebound pain after regional anesthesia. Korean J Anesthesiol. 2020; 73(5): 372-383.
4. Hanson NA, Derby RE, Auyong DB, et al. Ultrasound-guided adductor canal block for arthroscopic medial meniscectomy: a randomized, double-blind trial. Canadian Journal of Anesthesia. 2013; 60(9): 874.
5. Vũ HP, Trần HH. Cảm giác đau dội ngược của phương pháp phong bế đám rối thần kinh cánh tay truyền liên tục qua catheter so với phương pháp tiêm một lần duy nhất sau phẫu thuật nội soi khớp vai. Tạp chí Y học Việt Nam. 2022; 514(2).
6. Barry GS, Bailey JG, Sardinha J, Brousseau P, Uppal V. Factors associated with rebound pain after peripheral nerve block for ambulatory surgery. Br J Anaesth. 2021; 126(4): 862-871.
7. Lautenbacher S, Kunz M, Strate P, Nielsen J, Arendt-Nielsen L. Age effects on pain thresholds, temporal summation and spatial summation of heat and pressure pain. Pain. 2005; 115(3): 410-418.
8. Gerbershagen HJ, Pogatzki-Zahn E, Aduckathil S, et al. Procedure-specific risk factor analysis for the development of severe postoperative pain. Anesthesiology. 2014; 120(5): 1237-1245.
9. Cheng H, Clymer JW, Chen BPH, et al. Prolonged operative duration is associated with complications: a systematic review and meta-analysis. Journal of Surgical Research. 2018; 229: 134-144.
10. Latremoliere A, Woolf CJ. Central sensitization: a generator of pain hypersensitivity by central neural plasticity. J Pain. 2009; 10(9): 895-926.
11. Reichling DB, Green PG, Levine JD. The fundamental unit of pain is the cell. Pain. 2013; 154: S2-S9.
12. Admassie BM, Tegegne BA, Alemu WM, Getahun AB. Magnitude and severity of rebound pain after resolution of peripheral nerve block and associated factors among patients undergoes surgery at university of gondar comprehensive specialized hospital northwest, Ethiopia, 2022. Longitudinal cross-sectional study. Annals of Medicine and Surgery. 2022; 84: 104915.