Kết quả xa phẫu thuật nội soi ung thư trực tràng giữa và thấp sau hóa xạ trị tiền phẫu

Trần Ngọc Dung, Phạm Đức Huấn, Lưu Quang Dũng, Nguyễn Đức Phan, Trần Bảo Long, Hoàng Ngọc Hà

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Phẫu thuật kết hợp với hóa xạ trị trước phẫu thuật làm giảm tỷ lệ tái phát sau phẫu thuật. Đề tài nhằm mục tiêu đánh giá kết quả xa điều trị ung thư trực tràng giữa và thấp bằng phẫu thuật nội soi sau hóa xạ trị tiền phẫu. Nghiên cứu 62 bệnh nhân ung thư trực tràng giữa và thấp được điều trị bằng phẫu thuật nội soi và hóa/xạ tiền phẫu từ 1/2017 đến 8/2022. Tuổi trung bình 59,6 ± 10,9 với tỉ lệ nam và nữ 1,2. Tỉ lệ các phương pháp phẫu thuật: nối đại tràng - trực tràng, nối đại tràng - ống hậu môn, phẫu thuật Hartmann, phẫu thuật Miles với tỉ lệ 50,7%, 16,9%, 4,5%, 17,9%. Tỉ lệ tái phát tại chỗ 3,2%, di căn gan , phổi, phúc mạc lần lượt là 9,7%, 6,7%, 1,6%. Chức năng tự chủ hậu môn Kirwan I - II - III - IV - V lần lượt là 52,1% - 25,0% - 14,6% - 2,1% - 6,2%. Tỉ lệ sống thêm toàn bộ và sống thêm không bệnh sau 5 năm là 81% và 78,1%. Ước lượng thời gian sống thêm toàn bộ và không bệnh trung bình là: 30,1 ± 16,8 và 28,1 ± 17,7 tháng. Kết quả sơ bộ hóa xạ tiền phẫu làm thuận lợi cho phẫu thuật nội soi triệt căn cắt trực tràng giữa và dưới do ung thư, nhằm bảo tồn cơ thắt.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Sung H, Ferlay J, Siegel RL, et al. Global cancer statistics 2020: GLOBOCAN estimates of incidence and mortality worldwide for 36 cancers in 185 countries. CA: a cancer journal for clinicians. 2021;71(3):209-249.
2. Zhu HB, Wang L, Li ZY, Li XT, Zhang XY, Sun YS. Sphincter-preserving surgery for low-middle rectal cancer: Can we predict feasibility with high-resolution magnetic resonance imaging? Medicine. 2017;96(29):e7418. doi:10.1097/MD.0000000000007418
3. Pas MH van der, Haglind E, Cuesta MA, et al. Laparoscopic versus open surgery for rectal cancer (COLOR II): short-term outcomes of a randomised, phase 3 trial. The Lancet Oncology. 2013;14(3):210-218. doi:10.1016/S1470-2045(13)70016-0
4. Laparoscopic surgery versus open surgery for colon cancer: short-term outcomes of a randomised trial. The Lancet Oncology. 2005;6(7):477-484. doi:10.1016/S1470-2045(05)70221-7
5. Aziz O, Constantinides V, Tekkis PP, et al. Laparoscopic Versus Open Surgery for Rectal Cancer: A Meta-Analysis. Ann Surg Oncol. 2006;13(3):413-424. doi:10.1245/ASO.2006.05.045
6. Phạm Cẩm Phương, Mai Trọng Khoa. Đánh giá mức độ thoái triển u sau hóa xạ trị trước mổ bệnh ung thư trực tràng thấp giai đoạn tiến triển tại chỗ. Tạp chí Ung thư học Việt Nam. 2013;2:84-88.
7. Võ Văn Xuân, Nguyễn Đại Bình, Ngô Sĩ Dung. Nghiên cứu áp dụng kỹ thuật xạ trị gia tốc tăng phân liều tiền phẫu kết hợp với phẫu thuật ung thư trực tràng. Tạp chí Ung thư học Việt Nam. 2012;(Hội phòng chống Ung thư Việt Nam):57-66.
8. Leo E, Belli F, Baldini MT, et al. New perspective in the treatment of low rectal cancer: Total rectal resection and coloendoanal anastomosis. Dis Colon Rectum. 1994;37(2):S62-S68. doi:10.1007/BF02048434
9. Bonjer HJ, Deijen CL, Abis GA, et al. A Randomized Trial of Laparoscopic versus Open Surgery for Rectal Cancer. New England Journal of Medicine. 2015;372(14):1324-1332. doi:10.1056/NEJMoa1414882
10. Jayne DG, Guillou PJ, Thorpe H, et al. Randomized Trial of Laparoscopic-Assisted Resection of Colorectal Carcinoma: 3-Year Results of the UK MRC CLASICC Trial Group. JCO. 2007;25(21):3061-3068. doi:10.1200/JCO.2006.09.7758
11. Heald BJ. Technical Notes on TME for Rectal Cancer. In: Atlas of Procedures in Surgical Oncology with Critical, Evidence-Based Commentary Notes. WORLD SCIENTIFIC; 2009:187-194. doi:10.1142/9789812832948_0025
12. Sulik KK. An atlas of gastrointestinal embryology. Am J Med Genet. 2003;122A(4):283-286. doi:10.1002/ajmg.a.20469
13. Bennis M, Tiret E. Colorectal Cancer Surgery: What Is Evidence Based and How Should We Do It? Digestive Diseases. 2012; 30(Suppl. 2):91-95. doi:10.1159/000342034.
14. Bosman FT, Carneiro F, Hruban RH, Theise ND. WHO classification of tumours of the digestive system. WHO classification of tumours of the digestive system. 2010;(Ed. 4). Accessed December 1, 2023. https://www.cabdirect.org/cabdirect/abstract/20113051318.
15. de Calan L, Gayet B, Bourlier P, Perniceni T. Chirurgie du cancer du rectum par laparotomie et par laparoscopie. EMC - Chirurgie. 2004; 1(3): 231-274. doi:10.1016/j.emcchi.2004.03.001.
16. Fleming M, Ravula S, Tatishchev SF, Wang HL. Colorectal carcinoma: Pathologic aspects. J Gastrointest Oncol. 2012; 3(3): 153-173. doi:10.3978/j.issn.2078-6891.2012.030.
17. Fernández-Cebrián JM, Gil P, Hernández-Granados P, et al. Initial surgical experience in laparoscopic total mesorectal excision for middle and lower third rectal cancer: short-term results. Clin Transl Oncol. 2009; 11(7): 460-464. doi:10.1007/s12094-009-0385-z.
18. Li S, Jiang F, Tu J, Zheng X. Long-Term Oncologic Outcomes of Laparoscopic versus Open Surgery for Middle and Lower Rectal Cancer. PLOS ONE. 2015; 10(9): e0135884. doi:10.1371/journal.pone.0135884.
19. Wang F, Fan W, Peng J, et al. Total mesorectal excision with or without preoperative chemoradiotherapy for resectable mid/low rectal cancer: a long-term analysis of a prospective, single-center, randomized trial. Cancer Commun. 2018; 38(1): 73. doi:10.1186/s40880-018-0342-8.
20. Bleday R, Brindzei N. Surgical Treatment of Rectal Cancer. In: Beck DE, Roberts PL, Saclarides TJ, Senagore AJ, Stamos MJ, Wexner SD, eds. The ASCRS Textbook of Colon and Rectal Surgery. Springer; 2011: 743-759. doi:10.1007/978-1-4419-1584-9_44.