Phát ban dát sẩn do Celecoxib với test áp da dương tính

Vũ Thuỳ Linh, Chu Chí Hiếu, Vũ Thị Hằng, Nguyễn Như Nguyệt

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) là một nhóm thuốc thường gây ra phản ứng dị ứng và giả dị ứng trên da. Celecoxib đại diện cho nhóm thuốc Coxib có tác dụng ức chế chọn lọc cyclooxygenase 2 (COX-2). Thuốc này có liên quan đến một số trường hợp phản ứng da nặng do thuốc và phát ban dát sẩn (maculopapular exanthemas/MPE). Chúng tôi trình bày một trường hợp phát ban dát sẩn do celecoxib, được chẩn đoán bằng test áp da trên bệnh nhân nữ 39 tuổi, không có tiền sử dị ứng. Bệnh nhân đến phòng khám ngoại trú của chúng tôi với phát ban dát sẩn tập trung ở thân mình sau 9 ngày sử dụng celecoxib và các loại thuốc khác. Bệnh nhân được điều trị bằng methylprednisolone và thuốc kháng histamin. Các triệu chứng biến mất sau 2 tuần ngừng thuốc. Xét nghiệm test áp da được thực hiện sau đợt phản ứng với thuốc bốn tuần. Để tránh kết quả dương tính giả do kích ứng, thử nghiệm test áp da được thực hiện với celecoxib pha loãng ở nồng độ 5% và 10% trong petrolatum. Cả hai miếng dán celecoxib ở 2 nồng độ này đều cho kết quả dương tính sau 48 và 96 giờ. Do đó, test áp da với nồng độ thích hợp rất quan trọng trong việc xác định chất gây dị ứng nghi ngờ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Goeschke B, Braathen LR. Acute Generalized Exanthematic Pustulosis: A Case and an Overview of Side Effects Affecting the Skin Caused by Celecoxib and Other COX-2 Inhibitors Reported So Far. Dermatology. 2004; 209(1): 53-56. doi:10.1159/000078588.
2. Shin HT, Park SW, Lee KT, et al. A Case of Celecoxib Induced Acute Generalized Exanthematous Pustulosis. Ann Dermatol. 2011; 23(Suppl 3): S380. doi:10.5021/ad.2011.23.S3.S380.
3. Alonso JCM, Ortega JD, Gonzalo MJF. Cutaneous reaction to oral celecoxib with positive patch test. Contact Dermatitis. 2004; 50(1): 48-49. doi:10.1111/j.0105-1873.2004.00271i.x.
4. Berger P, Dwyer D, Corallo CE. Toxic Epidermal Necrolysis After Celecoxib Therapy. Pharmacotherapy. 2002; 22(9): 1193-1195. doi:10.1592/phco.22.13.1193.33513.
5. Lee S, Lee D, Kim D, Kim M, Lee U, Hahm J. Acute generalized exanthematous pustulosis induced by celecoxib. J Cutan Pathol. 2016; 43(1): 80-81. doi:10.1111/cup.12604.
6. Yazici AC, Baz K, Ikizoglu G, Kokturk A, Uzumlu H, Tataroglu C. Celecoxib-induced photoallergic drug eruption. Int J Dermatology. 2004; 43(6): 459-461. doi:10.1111/j.1365-4632.2004.02149.x.
7. Pakdeethai J, Ho SA, Aw D, Tan KB. Acute generalized exanthematous pustulosis-like, folliculitic drug reaction pattern caused by celecoxib: AGEP-like, folliculitic ADR caused by celecoxib. Dermatologic Therapy. 2011; 24(5): 505-507. doi:10.1111/j.1529-8019.2012.01474.x.
8. Ding R, Cheo FF, Lee HY. Celecoxib and Bullous Symmetrical Drug-Related Intertriginous and Flexural Exanthem (SDRIFE). The Journal of Allergy and Clinical Immunology: In Practice. 2023; 11(2): 629-631. doi:10.1016/j.jaip.2022.11.028.
9. Johansen JD, Aalto-Korte K, Agner T, et al. European Society of Contact Dermatitis guideline for diagnostic patch testing – recommendations on best practice. Contact Dermatitis. 2015; 73(4): 195-221. doi:10.1111/cod.12432.
10. Fonacier L. A Practical Guide to Patch Testing. The Journal of Allergy and Clinical Immunology: In Practice. 2015; 3(5): 669-675. doi:10.1016/j.jaip.2015.05.001.
11. Li L, Laidlaw T. Cross-reactivity and tolerability of celecoxib in adult patients with NSAID hypersensitivity. The Journal of Allergy and Clinical Immunology: In Practice. 2019; 7(8): 2891-2893.e4. doi:10.1016/j.jaip.2019.04.042
12. Martínez Antón MD, Galán Gimeno C, Sánchez De Vicente J, Jáuregui Presa I, Gamboa Setién PM. Etoricoxib-induced fixed drug eruption: Report of seven cases. Contact Dermatitis. 2021; 84(3): 192-195. doi:10.1111/cod.13659
13. Gómez De La Fuente E, Pampín Franco A, Caro Gutiérrez D, López Estebaranz JL. Exantema fijo medicamentoso por etoricoxib con tolerancia a celecoxib. Utilidad de las pruebas epicutáneas. Actas Dermo-Sifiliográficas. 2014; 105(3): 314-315. doi:10.1016/j.ad.2013.04.008.
14. Ponce V, Muñoz-Bellido F, Moreno E, Laffond E, González A, Dávila I. Fixed drug eruption caused by etoricoxib with tolerance to celecoxib and parecoxib. Contact Dermatitis. 2012; 66(2): 107-108. doi:10.1111/j.1600-0536.2011.01982.x.
15. Khan DA, Banerji A, Blumenthal KG, et al. Drug allergy: A 2022 practice parameter update. Journal of Allergy and Clinical Immunology. 2022; 150(6): 1333-1393. doi:10.1016/j.jaci.2022.08.028.
16. Copaescu AM, Ben-Shoshan M, Trubiano JA. Tools to improve the diagnosis and management of T-cell mediated adverse drug reactions. Frontiers in Medicine. 2022; 9:923991. doi:10.3389/fmed.2022.923991.
17. Wiholm BE. Identification of sulfonamide-like adverse drug reactions to celecoxib in the World Health Organization database. Curr Med Res Opin. 2001; 17(3): 210-216. doi:10.1185/0300799039117065.
18. Muntingh GL. Do some of the newer COX-2 inhibitors cross-react with sulfonamide antibiotics? An overview. SA Orthopaedic Journal. 2011; 10(1): 73-76. Accessed October 20, 2024.
19. Knowles S, Shapiro L, Shear NH: Should celecoxib be contraindicated in patients who are allergic to sulfonamides? Revisiting the meaning of ‘sulfa’ allergy. Drug Saf .2001; 24: 239– 247.
20. Ernst EJ, Egge JA. Celecoxib-Induced Erythema Multiforme with Glyburide Cross-Reactivity. Pharmacotherapy. 2002; 22(5): 637-640. doi:10.1592/phco.22.8.637.33200.
21. Kleinhans M, Linzbach L, Zedlitz S, Kaufmann R, Boehncke W - H. Positive patch test reactions to celecoxib may be due to irritation and do not correlate with the results of oral provocation. Contact Dermatitis. 2002; 47(2): 100-102. doi:10.1034/j.1600-0536.2002.470208.x.
22. Arakawa Y, Nakai N, Katoh N. Celecoxib-induced erythema multiforme-type drug eruption with a positive patch test: Letters to the Editor. The Journal of Dermatology. 2011; 38(12): 1185-1188. doi:10.1111/j.1346-8138.2010.01182.x.
23. Ammar H, Ben Fredj N, Ben Romdhane H, et al. Cross-reactivity between nonsteroidal anti-inflammatory drugs in fixed drug eruption: Two unusual cases and a literature review. Br J Clin Pharmacol. 2023; 89(2): 561-573. doi:10.1111/bcp.15565.