Thực trạng sử dụng thuốc sinh học trong điều trị viêm khớp dạng thấp tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Thuốc sinh học ra đời đã mở ra một cuộc cách mạng trong điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp (VKDT). Với mục tiêu mô tả thực trạng sử dụng thuốc sinh học trong điều trị VKDT tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, nghiên cứu của chúng tôi bao gồm 99 người bệnh được chẩn đoán VKDT theo tiêu chuẩn của EULAR/ACR 2010, điều trị bằng thuốc sinh học tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ tháng 1/2023 đến tháng 7/2024. Kết quả thu được thuốc sinh học được lựa chọn khởi đầu trong điều trị VKDT chiếm tỉ lệ cao nhất là Tocilizumab (57,6%), sau đó là Golimumab (24,2%)… Có 56,6% người bệnh đổi thuốc sinh học, trong đó 44,6% trường hợp đổi thuốc từ 2 lần trở lên. Các nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng đổi thuốc là không đáp ứng điều trị (46,4%) và do thiếu nguồn cung ứng thuốc (39,3%). 57,6% người bệnh ngừng điều trị thuốc sinh học, trong đó tỷ lệ người bệnh ngừng điều trị trong 6 tháng, 12 tháng và 24 tháng lần lượt là 35,1%, 49,2%, 70,2%. Tỉ lệ người bệnh giãn liều thuốc là 72,7%. Phần lớn người bệnh ngừng thuốc hoặc giãn liều thuốc do vấn đề kinh tế với tỉ lệ là 49,1 và 38,9%.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Thuốc sinh học, viêm khớp dạng thấp, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
Tài liệu tham khảo
2. Ogata A, Kato Y, Higa S, Yoshizaki K. IL-6 inhibitor for the treatment of rheumatoid arthritis: A comprehensive review. Modern rheumatology. Mar 2019; 29(2): 258-267. doi:10.1080/14397595.2018.1546357.
3. Atzeni F, Gianturco L, Talotta R, et al. Investigating the potential side effects of anti-TNF therapy for rheumatoid arthritis: cause for concern? Immunotherapy. 2015; 7(4): 353-61. doi:10.2217/imt.15.4.
4. Johnston SS, McMorrow D, Farr AM, Juneau P, Ogale S. Comparison of Biologic Disease-Modifying Antirheumatic Drug Therapy Persistence Between Biologics Among Rheumatoid Arthritis Patients Switching from Another Biologic. Rheumatology and therapy. Jun 2015; 2(1): 59-71. doi:10.1007/s40744-014-0006-3.
5. Li KJ, Chang CL, Hsin CY, Tang CH. Switching and Discontinuation Pattern of Biologic Disease-Modifying Antirheumatic Drugs and Tofacitinib for Patients With Rheumatoid Arthritis in Taiwan. Frontiers in pharmacology. 2021; 12: 628548. doi:10.3389/fphar.2021.628548.
6. Lại Thị Hồng Thịnh. Tình trạng điều trị thuốc sinh học ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp tại khoa Cơ Xương Khớp - Bệnh viện Bạch Mai. Tạp chí Y học Việt Nam, 2021.
7. Holdsworth EA, Donaghy B, Fox KM, Desai P, Collier DH, Furst DE. Biologic and Targeted Synthetic DMARD Utilization in the United States: Adelphi Real World Disease Specific Programme for Rheumatoid Arthritis. Rheumatology and therapy. Dec 2021; 8(4): 1637-1649. doi:10.1007/s40744-021-00357-1.
8. Gomes JL, Sepriano A, Eusébio M, et al. Predictors and causes of first-line biologic agent discontinuation in rheumatoid arthritis: data from Reuma.pt. Acta reumatologica portuguesa. Jan-Mar 2019; 44(1): 57-64. Predictors and causes of first-line biologic agent discontinuation in rheumatoid arthritis: data from Reuma.pt.
9. Brodszky V, Bíró A, Szekanecz Z, et al. Determinants of biological drug survival in rheumatoid arthritis: evidence from a Hungarian rheumatology center over 8 years of retrospective data. ClinicoEconomics and outcomes research : CEOR. 2017; 9: 139-147. doi:10.2147/ceor.s124381.
10. Nguyễn Thị Huyền Trang, Nguyễn Thị Phương Thủy. Thực trạng sử dụng thuốc sinh học trong điều trị viêm khớp dạng thấp tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên. Tạp chí Y học Việt Nam, 2022.