Đánh giá chất lượng cuộc sống của người bệnh loãng xương tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội bằng bộ câu hỏi EQ-5D-5L

Đặng Thùy Linh, Trần Thị Thùy Linh, Nguyễn Thủy Tiên, Đinh Thị Tuyền, Lưu Cảnh Linh, Đỗ Thị Huyền Trang, Phạm Hoài Thu

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Loãng xương thường được chẩn đoán muộn khi có gãy xương, làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nghiên cứu mô tả chất lượng cuộc sống của 103 người bệnh loãng xương tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội bằng bộ câu hỏi EQ-5D-5L và một số yếu tố liên quan từ tháng 6 đến tháng 8/2024. Điểm chất lượng cuộc sống trung bình theo thang điểm EQ-5D-5L là 0,659 ± 0,168. Phần lớn người bệnh loãng xương bị ảnh hưởng từ nhẹ đến nghiêm trọng ở tất cả các lĩnh vực: đi lại, tự chăm sóc, sinh hoạt thường lệ, đau/ khó chịu, lo lắng/ u sầu với tỉ lệ lần lượt là 76,7%; 57,28%; 66,02%; 94,17%; 77,67%. Nguy cơ ảnh hưởng đến đi lại, tự chăm sóc, sinh hoạt thường lệ của nhóm người bệnh từ 70 tuổi trở lên cao gấp 1,41; 1,79; 1,42 lần nhóm dưới 70 tuổi (p < 0,05). Nhóm có bệnh đồng mắc có nguy cơ ảnh hưởng đến khả năng tự chăm sóc cao gấp 1,66 lần nhóm còn lại (p < 0,05). Vì vậy, cần đánh giá chất lượng cuộc sống của người bệnh loãng xương cao tuổi (≥ 70 tuổi) hoặc có bệnh đồng mắc để có can thiệp phù hợp.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lee YK, Kim HJ, Park JW, et al. Transcultural adaptation and psychometric properties of the Korean version of the Quality of Life Questionnaire of the European Foundation for Osteoporosis (QUALEFFO-41). Arch Osteoporos. 2019; 14(1): 96. doi:10.1007/s11657-019-0647-5.
2. Pisani P, Renna MD, Conversano F, et al. Major osteoporotic fragility fractures: Risk factor updates and societal impact. WJO. 2016; 7(3): 171. doi:10.5312/wjo.v7.i3.171.
3. Hoang DK, Doan MC, Mai LD, Ho-Le TP, Ho-Pham LT. Burden of osteoporosis in Vietnam: An analysis of population risk. Blank RD, ed. PLoS ONE. 2021; 16(6): e0252592. doi:10.1371/journal.pone.0252592.
4. Varni JW, Burwinkle TM, Seid M, Skarr D. The PedsQLTM* 4.0 as a Pediatric Population Health Measure: Feasibility, Reliability, and Validity. Ambulatory Pediatrics. 2003; 3(6): 329-341. doi:10.1367/1539-4409(2003)003<0329:TPAAPP>2.0.CO;2.
5. Vu Quynh Mai, Hoang Van Minh, Sun Sun, Kim Bao Giang, Klas Goran Sahlen. Valuing Health - Related Quality of Life: An EQ-5D-5L Value Set for Vietnam. Published online 2018.
6. Rajabi M, Ostovar A, Sari AA, et al. Health-Related Quality of Life in Osteoporosis Patients with and without Fractures in Tehran, Iran. J Bone Metab. 2023;30(1):37-46. doi:10.11005/jbm.2023.30.1.37.
7. Amarilla-Donoso FJ, López-Espuela F, Roncero-Martín R, et al. Quality of life in elderly people after a hip fracture: a prospective study. Health Qual Life Outcomes. 2020; 18(1): 71. doi:10.1186/s12955-020-01314-2.
8. Mantyh PW. The neurobiology of skeletal pain. Eur J of Neuroscience. 2014; 39(3): 508-519. doi:10.1111/ejn.12462.
9. Wu SS, Lachmann E, Nagler W. Current Medical, Rehabilitation, and Surgical Management of Vertebral Compression Fractures. Journal of Women’s Health. 2003; 12(1): 17-26. doi:10.1089/154099903321154103.