Kết quả phẫu thuật nội soi liên bản sống điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Đinh Mạnh Hải, Hồ Thanh Sơn, Trần Thị Thuỳ Linh, Phạm Thị Lan Anh, Hoàng Xuân Trường, Trần Ngọc Linh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Phẫu thuật ít xâm lấn nói chung và ứng dụng của nội soi trong phẫu thuật điều trị bệnh lý nói riêng đang được phát triển, ứng dụng tại nhiều trung tâm lớn. Nhằm đánh giá hiệu quả lâm sàng của phương pháp nội soi liên bản sống điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, chúng tối tiến hành hồi cứu loạt bệnh gồm 30 trường hợp được phẫu thuật từ năm 2019 đến 2024 tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Kết quả cho thấy phẫu thuật chủ yếu ở đĩa đệm L5S1, thời gian phẫu thuật 94,0 ± 20,5 phút, thời gian nằm viện 3,1 ± 1,3 ngày. Điểm VAS lưng và chân cải thiện rõ rệt trước, sau mổ và thời điểm khám lại. Điểm ODI giảm từ 60,64 ± 5,76 trước mổ xuống 17,43 ± 2,82 sau mổ và 16,92 ± 2,40 tại thời điểm khám lại. Bên cạnh đó, chúng tôi chỉ ghi nhận 2 trường hợp biến chứng đau rễ sau mổ do kích thích rễ. Qua đó có thể khẳng định rằng nội soi liên bản sống là một phẫu thuật an toàn, hiệu quả trong điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lee S, Kim SK, Lee SH, et al. Percutaneous endoscopic lumbar discectomy for migrated disc herniation: classification of disc migration and surgical approaches. Eur Spine J. 2007; 16(3): 431-437. doi:10.1007/s00586-006-0219-4
2. Jitpakdee K, Liu Y, Kotheeranurak V, Kim JS. Transforaminal Versus Interlaminar Endoscopic Lumbar Discectomy for Lumbar Disc Herniation: A Systematic Review and Meta-Analysis. Global Spine J. 2023; 13(2): 575-587. doi:10.1177/21925682221120530.
3. Li Z zhou, Hou S xun, Shang W lin, Song K ran, Zhao H liang. The strategy and early clinical outcome of full-endoscopic L5/S1 discectomy through interlaminar approach. Clinical Neurology and Neurosurgery. 2015; 133: 40-45. doi:10.1016/j.clineuro.2015.03.003.
4. Won YI, Yuh WT, Kwon SW, et al. Interlaminar Endoscopic Lumbar Discectomy: A Narrative Review. Int J Spine Surg. 2021; 15(Suppl 3): S47-S53. doi:10.14444/8163.
5. Ahn Y, Lee S, Son S, Kim H. Learning Curve for Interlaminar Endoscopic Lumbar Discectomy: A Systematic Review. World Neurosurgery. 2021; 150: 93-100. doi:10.1016/j.wneu.2021.03.128.
6. Wasinpongwanich K, Pongpirul K, Lwin KMM, Kesornsak W, Kuansongtham V, Ruetten S. Full-Endoscopic Interlaminar Lumbar Discectomy: Retrospective Review of Clinical Results and Complications in 545 International Patients. World Neurosurgery. 2019; 132: e922-e928. doi:10.1016/j.wneu.2019.07.101.
7. Kim CH, Chung CK. Endoscopic interlaminar lumbar discectomy with splitting of the ligament flavum under visual control. J Spinal Disord Tech. 2012; 25(4): 210-217. doi:10.1097/BSD.0b013e3182159690.
8. Chen F, Yang G, Wang J, et al. Clinical Characteristics of Minimal Lumbar Disc Herniation and Efficacy of Percutaneous Endoscopic Lumbar Discectomy via Transforaminal Approach: A Retrospective Study. Journal of Personalized Medicine. 2023; 13(3): 552. doi:10.3390/jpm13030552.
9. Sabal LA. Long-term Follow-up Results of PercutaneousEndoscopic Lumbar Discectomy. Pain Phys. 2016; 8; 19(8;11): E1161-E1166. doi:10.36076/ppj/2016.19.E1161.