Kết quả bước đầu của kỹ thuật tạo nhịp tim vùng bó nhánh trái ở người bệnh Block nhĩ thất
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đánh giá kết quả của kỹ thuật tạo nhịp tim vùng bó nhánh trái ở người bệnh block nhĩ thất. Người bệnh block nhĩ thất có chỉ định cấy máy tạo nhịp vĩnh viễn được cấy điện cực thất vào vùng bó nhánh trái. Tiêu chí đánh giá: tỷ lệ thành công, kết quả thủ thuật, thông số điện tâm đồ và điện cực, biến chứng sớm. 60 người bệnh block nhĩ thất được cấy điện cực thất tiếp cận vùng bó nhánh trái (52/60 cấy 2 buồng, 8/60 cấy 1 buồng). Thời gian cấy điện cực thất trung vị là 16 (12,5; 25) phút; nhóm 2 buồng có thời gian thủ thuật trung vị 70,5 (60; 90) phút và thời gian chiếu tia trung vị 10,95 (8,65; 14,25) phút. QRS sau cấy 114,05 ± 14,10ms. Ngưỡng tạo nhịp 0,85 ± 0,26/0,4ms. Tỷ lệ thành công tạo nhịp vùng bó nhánh trái 95% (57/60 ca), còn lại 3 người bệnh đạt tạo nhịp vách sâu. QRS sau cấy của nhóm 57 bệnh nhân thành công là 113,16 ± 13,77ms.Không có biến chứng đáng kể. Tạo nhịp tim vùng bó nhánh trái có tỷ lệ thành công cao, khả thi và an toàn.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Tạo nhịp tim, vùng bó nhánh trái, nhánh bó His, block nhĩ thất
Tài liệu tham khảo
2. Barsheshet A, Moss AJ, McNitt S, et al. Long-term implications of cumulative right ventricular pacing among patients with an implantable cardioverter-defibrillator. Heart Rhythm. 2011; 8(2): 212-218.
3. Sweeney et al. Adverse Effect of Ventricular Pacing on Heart Failure and Atrial Fibrillation Among Patients With Normal Baseline QRS Duration in a Clinical Trial of Pacemaker Therapy for Sinus Node Dysfunction | Circulation. Circulation; 107: 2932 - 2937.
4. Sharma AD, Rizo-Patron C, Hallstrom AP, et al. Percent right ventricular pacing predicts outcomes in the DAVID trial. Heart Rhythm. 2005; 2(8): 830-834.
5. Burri H, Jastrzebski M, Cano Ó, et al. EHRA clinical consensus statement on conduction system pacing implantation: endorsed by the Asia Pacific Heart Rhythm Society (APHRS), Canadian Heart Rhythm Society (CHRS), and Latin American Heart Rhythm Society (LAHRS). Eur Eur Pacing Arrhythm Card Electrophysiol J Work Groups Card Pacing Arrhythm Card Cell Electrophysiol Eur Soc Cardiol. 2023; 25(4): 1208-1236.
6. Chung MK, Patton KK, Lau CP, et al. 2023 HRS/APHRS/LAHRS guideline on cardiac physiologic pacing for the avoidance and mitigation of heart failure. Heart Rhythm. 2023; 20(9): e17-e91.
7. Huang W, Su L, Wu S, et al. A Novel Pacing Strategy With Low and Stable Output: Pacing the Left Bundle Branch Immediately Beyond the Conduction Block. Can J Cardiol. 2017; 33(12): 1736.e1-1736.e3.
8. Vijayaraman P, Subzposh FA, Naperkowski A, et al. Prospective evaluation of feasibility and electrophysiologic and echocardiographic characteristics of left bundle branch area pacing. Heart Rhythm. 2019; 16(12): 1774-1782.
9. Jastrzębski M, Kiełbasa G, Cano O, et al. Left bundle branch area pacing outcomes: the multicentre European MELOS study. Eur Heart J. 2022; 43(40): 4161-4173.
10. Glikson M, Nielsen JC, Kronborg MB, et al. 2021 ESC Guidelines on cardiac pacing and cardiac resynchronization therapy. Eur Heart J. 2021; 42(35): 3427-3520.
11. Wang J, Liang Y, Wang W, et al. Left bundle branch area pacing is superior to right ventricular septum pacing concerning depolarization-repolarization reserve. J Cardiovasc Electrophysiol. 2020; 31(1): 313-322.
12. Zhang J, Wang Z, Cheng L, et al. Immediate clinical outcomes of left bundle branch area pacing vs conventional right ventricular pacing. Clin Cardiol. 2019; 42(8): 768-773.
13. Cai B, Huang X, Li L, et al. Evaluation of cardiac synchrony in left bundle branch pacing: Insights from echocardiographic research. J Cardiovasc Electrophysiol. 2020; 31(2): 560-569.
14. Li X, Li H, Ma W, et al. Permanent left bundle branch area pacing for atrioventricular block: Feasibility, safety, and acute effect. Heart Rhythm. 2019; 16(12): 1766-1773.
15. Vijayaraman P, Bordachar Pierre. The Continued Search for Physiological Pacing. Journal of the American College of Cardiology Vol 69 No 25.
16. Jastrzębski M, Kiełbasa G, Curila K, et al. Physiology-based electrocardiographic criteria for left bundle branch capture. Heart Rhythm. 2021; 18(6): 935-943.
17. Li Y, Chen K, Dai Y, et al. Left bundle branch pacing for symptomatic bradycardia: Implant success rate, safety, and pacing characteristics. Heart Rhythm. 2019; 16(12): 1758-1765.
18. Jastrzębski M, Burri H, Kiełbasa G, et al. The V6-V1 interpeak interval: a novel criterion for the diagnosis of left bundle branch capture. Eur Eur Pacing Arrhythm Card Electrophysiol J Work Groups Card Pacing Arrhythm Card Cell Electrophysiol Eur Soc Cardiol. 2022; 24(1): 40-47.
19. Sharma PS, Patel NR, Ravi V, et al. Clinical outcomes of left bundle branch area pacing compared to right ventricular pacing: Results from the Geisinger-Rush Conduction System Pacing Registry. Heart Rhythm. 2022; 19(1):3-11.