27. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân giảm tiểu cầu miễn dịch nguyên phát
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và xác định các yếu tố liên quan đến nguy cơ tiến triển mạn tính của bệnh nhân ITP. Nghiên cứu mô tả trên 89 bệnh nhân ITP tại Bệnh viện Quân y 103 từ tháng 01/2016 đến tháng 12/2024: ITP mạn tính (20 bệnh nhân) và ITP không mạn tính (69 bệnh nhân). Bệnh nhân ở nhóm ITP mạn tính có giá trị trung vị của tuổi đời cao hơn so với ở nhóm ITP không mạn tính (p = 0,001). Có sự khác nhau về lý do vào viện, tính chất khởi phát, mức độ xuất huyết và số lượng bạch cầu lympho giữa hai nhóm nghiên cứu, với các giá trị của p lần lượt là 0,0001; 0,01; 0,0001 và 0,031. Nguy cơ tiến triển mạn tính ở bệnh nhân ITP trên 60 tuổi cao gấp 6,963 lần, ở những trường hợp khởi phát từ từ cao gấp 4,09 lần và khi số lượng bạch cầu lympho giảm, nguy cơ này tăng gấp 4,255 lần. Có sự liên quan giữa tuổi, thời gian khởi phát và số lượng bạch cầu lympho với nguy cơ tiến triển mạn tính ở bệnh nhân ITP.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Giảm tiểu cầu miễn dịch nguyên phát, giảm tiểu cầu miễn dịch nguyên phát mạn tính, Bệnh viện Quân y 103
Tài liệu tham khảo
2. Nguyễn Thị Mộng Hồng, Nguyễn Thị Mai Anh, Bùi Quang Vinh và cộng sự. Các yếu tố liên quan đến bệnh giảm tiểu cầu miễn dịch mạn tính ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Đồng 1. Tạp chí Y học Việt Nam. 2023; 525(1B): 197-202.
3. Kuter DJ, Newland A, Chong BH, et al. Romiplostim in adult patients with newly diagnosed or persistent immune thrombocytopenia (ITP) for up to 1 year and in those with chronic ITP for more than 1 year: a subgroup analysis of integrated data from completed romiplostim studies. British Journal of Haematology. 2019; 185(3): 503-513.
4. Sun Y, Long S, Liu W. Risk factors and psychological analysis of chronic immune thrombocytopenia in children. International Journal of General Medicine. 2020: 1675-1683.
5. ElAlfy M, Farid S, Maksoud AA. Predictors of chronic idiopathic thrombocytopenic purpura. Pediatric Blood & Cancer. 2010; 54(7): 959-962.
6. Bộ y tế. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh lý huyết học. 2022; 59-70.
7. González-López TJ, Fernández-Fuertes F, Hernández-Rivas JA, et al. Efficacy and safety of eltrombopag in persistent and newly diagnosed ITP in clinical practice. International journal of hematology. 2017; 106: 508-516.
8. Snell Taylor SJ, Nielson CM, Breskin A, et al. Effectiveness and safety of romiplostim among patients with newly diagnosed, persistent and chronic immune thrombocytopenia in European clinical practice. Advances in Therapy. 2021; 38: 2673-2688.
9. Wang Y, Huang Y. Clinical value of megakaryocytes in the diagnosis and treatment of children with immune thrombocytopenic purpura. Chinese Journal of Primary Medicine and Pharmacy. 2019: 2830-2834.
10. Zufferey A, Kapur R, Semple JW. Pathogenesis and therapeutic mechanisms in immune thrombocytopenia (ITP). Journal of clinical medicine. 2017; 6(2): 16.
11. Vianello F, Cannella L, Coe D, et al. Enhanced and aberrant T cell trafficking following total body irradiation: a gateway to graft-versus-host disease? British journal of haematology. 2013; 162(6): 808-818.
12. Virk ZM, Leaf RK, Kuter DJ, et al. Avatrombopag for adults with early versus chronic immune thrombocytopenia. American Journal of Hematology. 2024; 99(2): 155-162.
13. Cines DB, Blanchette VS. Immune thrombocytopenic purpura. New England Journal of Medicine. 2002; 346(13): 995-1008.
14. Ahmed I, Rajpurkar M, Thomas R, et al. Initial lymphocyte count and the development of persistent/chronic immune thrombocytopenic purpura. Pediatric Blood & Cancer. 2010; 55(3): 508-511.
15. Doobaree IU, Newland A, McDonald V, et al. Primary immune thrombocytopenia (ITP) treated with romiplostim in routine clinical practice: retrospective study from the United Kingdom ITP Registry. European Journal of Haematology. 2019; 102(5): 416-423.