Đặc điểm tổn thương sợi trục của u thần kinh đệm trên cộng hưởng từ khuếch tán sức căng
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu được tiến hành nhằm mô tả đặc điểm tổn thương sợi trục ở nhóm u thần kinh đệm bậc thấp và bậc cao trên cộng hưởng từ khuếch tán sức căng. Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang từ tháng 9/2019 đến tháng 4/2021 trên 46 bệnh nhân có giải phẫu bệnh là u thần kinh đệm và đều được chụp cộng hưởng từ khuếch tán sức căng trước phẫu thuật hoặc sinh thiết. Bó vỏ tuỷ có tổn thương phù và thâm nhiễm là hai hình thái hay gặp với tỷ lệ tương ứng là 21,7% và 45,7%, trong đó phù hay gặp ở nhóm u bậc thấp, thâm nhiễm hay gặp ở nhóm u bậc cao. Trong các bó thuộc đường ngôn ngữ, phù và đè đẩy là tổn thương hay gặp ở nhóm u bậc thấp, thâm nhiễm là tổn thương hay gặp ở nhóm u bậc cao. Phá huỷ sợi trục gặp ở 5/6 bó chất trắng trong nhóm u bậc cao, không gặp trường hợp nào ở nhóm u bậc thấp. Sự khác biệt về đặc điểm tổn thương sợi trục giữa hai nhóm u thần kinh đệm có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Qua nghiên cứu chúng tôi có kết luận, trên hình ảnh cộng hưởng từ khuếch tán sức căng, u thần kinh đệm bậc thấp thường gặp tổn thương phù và đè đẩy, u thần kinh đệm bậc cao hay gặp thâm nhiễm và phá huỷ sợi trục.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Cộng hưởng từ khuếch tán sức căng, sợi trục, u thần kinh đệm.
Tài liệu tham khảo
2. Louis DN, Perry A, Reifenberger G, et al. The 2016 World Health Organization Classification of Tumors of the Central Nervous System: a summary. Acta Neuropathol (Berl). 2016;131(6):803-820. doi:10.1007/s00401-016-1545-1
3. O’Donnell LJ, Westin C-F. An Introduction to Diffusion Tensor Image Analysis. Neurosurg Clin N Am. 2011;22(2):185-196. doi:10.1016/j.nec.2010.12.004
4. Soni N, Mehrotra A, Behari S, Kumar S, Gupta N. Diffusion-tensor Imaging and Tractography Application in Pre-operative Planning of Intra-axial Brain Lesions. Cureus. Published online October 3, 2017. doi:10.7759/cureus.1739
5. Inoue T, Ogasawara K, Beppu T, Ogawa A, Kabasawa H. Diffusion tensor imaging for preoperative evaluation of tumor grade in gliomas. Clin Neurol Neurosurg. 2005;107(3):174-180. doi:10.1016/j.clineuro.2004.06.011
6. Duy Hung N, Minh Duc N, Van Anh n. t. Diagnostic performance of diffusion tensor imaging for preo-perative glioma grading. Clin Ter. 2021;(4):315-321. doi:10.7417/CT.2021.2335
7. El-Serougy L, Abdel Razek AAK, Ezzat A, Eldawoody H, El-Morsy A. Assessment of diffusion tensor imaging metrics in differentiating low-grade from high-grade gliomas. Neuroradiol J. 2016;29(5):400-407. doi:10.1177/1971400916665382
8. Jellison BJ, Field AS, Medow J, Lazar M, Salamat MS, Alexander AL. Diffusion Tensor Imaging of Cerebral White Matter: A Pictorial Review of Physics, Fiber Tract Anatomy, and Tumor Imaging Patterns. Published online 2004:14.
9. Witwer BP, Moftakhar R, Hasan KM, et al. Diffusion-tensor imaging of white matter tracts in patients with cerebral neoplasm. J Neurosurg. 2002;97(3):568-575. doi:10.3171/jns.2002.97.3.0568
10. Egger K, Yang S, Reisert M, et al. Tractography of Association Fibers Associated with Language Processing. Clin Neuroradiol. 2015;25(S2):231-236. doi:10.1007/s00062-015-0447-2
11. Mormina E, Longo M, Arrigo A, et al. MRI Tractography of Corticospinal Tract and Arcuate Fasciculus in High-Grade Gliomas Performed by Constrained Spherical Deconvolution: Qualitative and Quantitative Analysis. Am J Neuroradiol. 2015;36(10):1853-1858. doi:10.3174/ajnr.A4368
12. Bagadia A, Purandare H, Misra BK, Gupta S. Application of magnetic resonance tractography in the perioperative planning of patients with eloquent region intra-axial brain lesions. J Clin Neurosci. 2011;18(5):633-639. doi:10.1016/j.jocn.2010.08.026