Kết quả điều trị rò động tĩnh mạch màng cứng xoang hang bằng can thiệp nội mạch
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá kết quả hình ảnh và lâm sàng của điều trị can thiệp nội mạch qua 15 trường hợp rò động tĩnh mạch màng cứng xoang hang, 2 nam và 13 nữ, độ tuổi trung bình 58,67 ± 14,93, tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn từ 6/2018 đến 03/2021. Kết quả theo phân loại Barrow là như sau: type D (8; 53,3%), type C (3; 20%), type C và D (2; 13,3%) và type A và B (1; 6,7%). Trong 23 đường tiếp cận nút mạch có 12 trường hợp qua đường xoang đá dưới; 5 trường hợp qua tĩnh mạch mặt, 4 trường hợp đường động mạch; và chọc trực tiếp qua tĩnh mạch mắt có 2 trường hợp. Tắc khỏi hoàn toàn rò động tĩnh mạch màng cứng xoang hang có 13 bệnh nhân (86,7%) và tất cả đều nút tắc xoang hang bằng coils qua đường tĩnh mạch. Một bệnh nhân tắc không hoàn toàn (90%) và các triệu chứng giảm đáng kể sau 13 tháng. Một bệnh nhân rò type D qua nhánh nhỏ của động mạch mắt không tiếp cận được, nhưng cương tụ kết mạc rất nhẹ và không tiến triển sau 15 tháng. Như vậy, can thiệp nội mạch là phương pháp có hiệu quả và an toàn cao trong điều trị rò động tĩnh mạch màng cứng xoang hang.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
ò động tĩnh mạch màng cứng xoang khoang, can thiệp nội mạch.
Tài liệu tham khảo
2. Hiramatsu M, Sugiu K, Hishikawa T, et al. Results of 1940 embolizations for dural arteriovenous fistulas: Japanese Registry of Neuroendovascular Therapy (JR-NET3). J Neurosurg. 2019:1-8.
3. Thomas AJ, Chua M, Fusco M, et al. Proposal of Venous Drainage-Based Classification System for Carotid Cavernous Fistulae With Validity Assessment in a Multicenter Cohort. Neurosurgery. 2015;77(3):380-385; discussion 385.
4. Fang B, Qian C, Yu J, et al. Transarterial Embolization of Cavernous Sinus Dural Arteriovenous Fistulas with Ipsilateral Inferior Petrosal Sinus Occlusion via the Ascending Pharyngeal Artery. World Neurosurg. 2018;117:e603-e611.
5. Heran MKS, Volders D, Haw C, et al. Imaging-Guided Superior Ophthalmic Vein Access for Embolization of Dural Carotid Cavernous Fistulas: Report of 20 Cases and Review of the Literature. AJNR Am J Neuroradiol. 2019;40(4):699-702.
6. Hou K, Li G, Luan T, et al. Endovascular treatment of the cavernous sinus dural arteriovenous fistula: current status and considerations. Int J Med Sci. 2020;17(8):1121-1130.
7. Vũ Đăng Lưu, Trần Anh Tuấn, Phạm Minh Thông, và cs. Điều trị can thiệp rò động tĩnh mạch màng cứng xoang hang qua tái thông xoang đá dưới tại bệnh viện Bạch mai. Điện quang Việt Nam. 2018;32:44-49.
8. Phan K, Xu J, Leung V, et al. Orbital Approaches for Treatment of Carotid Cavernous Fistulas: A Systematic Review. World Neurosurg. 2016;96:243-251.
9. Liu HM, Huang YC, Wang YH, et al. Transarterial embolisation of complex cavernous sinus dural arteriovenous fistulae with low-concentration cyanoacrylate. Neuroradiology. 2000;42(10):766-770.
10. Nelson PK, Russell SM, Woo HH, et al. Use of a wedged microcatheter for curative transarterial embolization of complex intracranial dural arteriovenous fistulas: indications, endovascular technique, and outcome in 21 patients. J Neurosurg. 2003;98(3):498-506.
11. Kim DJ, Kim DI, Suh SH, et al. Results of transvenous embolization of cavernous dural arteriovenous fistula: a single-center experience with emphasis on complications and management. AJNR Am J Neuroradiol. 2006;27(10):2078-2082.
12. Rhim JK, Cho YD, Park JJ, et al. Endovascular Treatment of Cavernous Sinus Dural Arteriovenous Fistula With Ipsilateral Inferior Petrosal Sinus Occlusion: A Single-Center Experience. Neurosurgery. 2015;77(2):192-199; discussion 199.
13. Suh DC, Lee JH, Kim SJ, et al. New concept in cavernous sinus dural arteriovenous fistula: correlation with presenting symptom and venous drainage patterns. Stroke. 2005;36(6):1134-1139.
14. Kirsch M, Henkes H, Liebig T, et al. Endovascular management of dural carotid-cavernous sinus fistulas in 141 patients. Neuroradiology. 2006;48(7):486-490.