Hiệu quả giảm đau sau mổ của phương pháp gây tê mặt phẳng cơ dựng sống (erector spinae plane block) cho phẫu thuật tim hở
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Áp dụng gây tê mặt phẳng cơ dựng sống giúp giảm đau và không cần sử dụng opioid sau phẫu thuật tim hở. Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá khả năng giảm đau sau mổ của phương pháp gây tê mặt phẳng cơ dựng sống cho phẫu thuật tim hở. Thiết kế nghiên cứu can thiệp lâm sàng không đối chứng được thực hiện từ tháng 6/2020 đến tháng 6/2021 tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. 54 bệnh nhân tuổi từ 18 đến 80, có chỉ định mổ tim hở theo kế hoạch, được đặt catheter ESPB hai bên ngay trước khi khởi mê, liều ropivacain tính theo cân nặng bệnh nhân, phối hợp thêm paracetamol truyền tĩnh mạch sau mổ. Điểm visual analogue scale, huyết áp trung bình khi nghỉ và khi vận động được đánh giá tại các thời điểm ngay sau rút nội khí quản và sau rút là 6, 12, 18, 24, 36, 48 giờ; đánh giá khí máu động mạch mỗi 24 và 48 giờ. Kết quả cho thấy điểm VAS trung bình khi nghỉ < 3 và khi vận động ≤ 4. Có 7,4% bệnh nhân phải chuẩn độ morphin; 3,7% bệnh nhân phải phối hợp PCA morphin. ESPB (Erector spinae plane block) không làm tụt huyết áp và các chỉ số khí máu động mạch trong giới hạn bình thường ở các thời điểm nghiên cứu; không có biến chứng sau phẫu thuật. Gây tê mặt phẳng cơ dựng sống là phương pháp an toàn hiệu quả trong giảm đau sau phẫu thuật tim hở.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Gây tê mặt phẳng cơ dựng sống, mổ tim hở, giảm đau.
Tài liệu tham khảo
2. Bigeleisen Pe, Goehner N. Novel approaches in pain management in car- diac surgery. Curr Opin Anaesthesiol. 2015;28:89-94.
3. Sameer A. Hirji, Rawn Salenger, Edward M. Boyle. Expert consensus of Data Elements for Collection for Enhanced Recovery After Cardiac Surgery. World J Surg. 2021;45:917-925.
4. F. Isella, M. Greco, Landoni. G, Benefits and risks of epidural analgesia in cardiac surgery. British Journal of Anaesthesia. 2015; 115(1):25-32.
5. Chase R. Brown, Zehang Chen, Fabliha Khurshan, Et Al. Development of Persistent Opioid Use After Cardiac Surgery. JAMA Cardiol. 2020;5(8):889-896.
6. Forero M, Adhikary Sd, Et Al. The Erector Spinae Plane Block: A Novel Analgesic Technique in Thoracic Neuropathic Pain. Regional Anesthesia & Pain Medicine. 2016;41:621-627.
7.Dương Thị Hoan, Dương Đức Hùng, Phạm Quốc Đạt, Nguyễn Hữu Tú. So sánh hiệu quả giảm đau sau mổ của phương pháp gây tê mặt dưới cơ dựng sống (ESP block) với phương pháp PCA bằng morphin đường tĩnh mạch cho phẫu thuật tim có nội soi. Tạp chí nghiên cứu Y học. 2020;132(8):120-130.
8. Philippe Macaire, et al,. Ultrasound-Guided Continuous Thoracic Erector Spinae Plane Block Within an Enhanced Recovery Program Is Associated with Decreased Opioid Consumption and Improved Patient Postoperative Rehabilitation After Open Cardiac Surgery-A Patient-Matched, Controlled Before-and-After Study. Journal of Cardiothoracic and Vascular Anesthesia. 2018; 00:1-9.
9. Shruti S. Chitnis, Raymond Tang, Edward R. Mariano. The role of regional analgesia in personalized postoperative pain management. Korean J Anesthesiol. 2020;73(5):363-371.
10. Rawal N. Current issues in postoperative pain management. Eur J Anaesthesiol. 2016; 33:160-171.
11. Naghmeh Pirsaharkhiz, Kelly Comolli, Et Al. Utility of erector spinae plane block in thoracic surgery. Journal of Cardiothoracic Surgery. 2020; 15(1):91-96.
12. Motamed C, Farhat F, Et Al. An analysis of postoperative epidural analgesia failure by computed tomography epidurography. Anesth Analg. 2006;103:1026-1032.
13. Krishna Siva N, Sandeep Chauhan, Et Al. Bilateral Erector Spinae Plane Block for Acute Post-Surgical Pain in Adult Cardiac Surgical Patients: A Randomized Controlled Trial. J Cardiothorac Vasc Anesth. 2019;33(3):368-375.
14. Kaushal B, Chauhan S, Et Al. Efficacy of Bilateral Erector Spinae Plane Block in Management of Acute Postoperative Surgical Pain After Pediatric Cardiac Surgeries Through a Midline Sternotomy. Journal of Cardiothoracic and Vascular Anesthesia. 2019;2019:1-6.
15. Qiang Cai, et al,. Effects of erector spinae plane block on postoperative pain and side-effects in adult patients underwent surgery: A systematic review and meta-analysis of randomized controlled trials. Int J Surg. 2020; 80:107-116.
16. Adhikary Sd, Liu Wm, Fuller E, Et Al. The effect of erector spinae plane block on respiratory and analgesic outcomes in multiple rib fractures: a retrospective cohort study. Anesthesia 2019;74(5):585-593.
17. Otero Pe, Fuensalida Se, Russo Pc, Et Al. Mechanism of action of the erector spinae plane block: distribution of dye in a porcine model. Reg Anesth Pain Med. 2020;45(3):198-203.
18. Chin Kj, El-Boghdadly K. Mechanisms of action of the erector spinae plane (ESP) block: a narrative review. J Can Anesth. 2021;68:387-408.