Báo cáo một trường hợp u xơ đơn độc/u tế bào quanh mạch ở hệ thần kinh trung ương
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
U xơ đơn độc và U tế bào quanh mạch từng được coi là các thực thể u trung mô riêng biệt, rất hiếm gặp, với tỉ lệ mắc < 1% ở hệ thần kinh trung ương. Đến phân loại lần thứ 4 sửa đổi của Tổ chức Y tế Thế giới năm 2016, hai u này đã được gộp chung vào trong một thực thể u trung mô không phải màng não hỗn hợp duy nhất, trong đó độ mô học mặc định của u có hình thái vi thể của u xơ đơn độc là I, của u có hình thái vi thể của u tế bào quanh mạch là II hoặc III. Trong bài báo này, chúng tôi mô tả một trường hợp u xơ đơn độc/U tế bào quanh mạch, độ III ở bán cầu não thái dương trái và bàn luận thêm về đặc điểm lâm sàng, bệnh học. Người bệnh nữ, 58 tuổi, có tiền sử tại tuyến trước đã mổ u màng não không điển hình năm 2014 và ung thư biểu mô vảy cổ tử cung đang điều trị từ năm 2018 tới nay. Chẩn đoán lâm sàng ban đầu là u màng não bán cầu não trái tái phát. Xét nghiệm mô bệnh học cho thấy đây là một u tế bào hình thoi có tỉ lệ phân bào cao (> 5 nhân chia/10 vi trường độ phân giải cao), mô đệm giàu mạch máu giãn rộng hoặc dạng sừng hươu. Không quan sát thấy hoại tử u. Kết quả nhuộm hóa mô miễn dịch: tế bào u dương tính với Stat6, Bcl2, Ki67 (15%); âm tính với EMA, GFAP, CD31, CD34, SMA, S100, TLE1. Chẩn đoán cuối cùng được xác định là u xơ đơn độc/U tế bào quanh mạch, độ III theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới năm 2016.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
U xơ đơn độc, u tế bào quanh mạch, thần kinh trung ương.
Tài liệu tham khảo
2. Chmielecki J, Crago AM, Rosenberg M, et al. Whole-exome sequencing identifies a recurrent NAB2-STAT6 fusion in solitary fibrous tumors. Nat Genet. 2013;45(2):131-2.
3. Robinson DR, Wu YM, Kalyana-Sundaram S, et al. Identification of recurrent NAB2-STAT6 gene fusions in solitary fibrous tumor by integrative sequencing. Nat Genet. 2013; 45(2):180-5.
4. Wang K, Mei F, Wu S, et al. Hemangiopericytoma: Incidence, Treatment, and Prognosis Analysis Based on SEER Database. Biomed Res Int. 2020;2020(2468320).
5. Louis DN, Perry A, Reifenberger G, et al. The 2016 World Health Organization Classification of Tumors of the Central Nervous System: a summary. Acta Neuropathol. 2016; 131(6):803-20.
6. Soft Tissue and Bone Tumours. 5th ed. vol 3. WHO Classification of Tumours. IARC; 2020.
7. Louis DN, Perry A, Wesseling P, et al. The 2021 WHO Classification of Tumors of the Central Nervous System: a summary. Neuro Oncol. 2021;23(8):1231-1251.
8. Giordan E, Marton E, Wennberg AM, et al. A review of solitary fibrous tumor/hemangiopericytoma tumor and a comparison of risk factors for recurrence, metastases, and death among patients with spinal and intracranial tumors. Neurosurg Rev. 2021;44(3):1299-1312.
9. Kim JH, Yang KH, Yoon PH, et al. Solitary Fibrous Tumor of Central Nervous System: A Case Report. Brain Tumor Res Treat. 2015;3(2):127-131.
10. Sonabend AM, Zacharia BE, Goldstein H, et al. The role for adjuvant radiotherapy in the treatment of hemangiopericytoma: a Surveillance, Epidemiology, and End Results analysis. J Neurosurg. 2014;120(2):300-8.
11. Schiariti M, Goetz P, El-Maghraby H, et al. Hemangiopericytoma: long-term outcome revisited. J Neurosurg. 2011;114:747-755.