Phát hiện đột biến mới trên Gen AR ở bệnh nhân mắc hội chứng kháng androgen

Lương Thị Lan Anh, Trần Đức Phấn, Đoàn Thị Kim Phượng, Nguyễn Đăng Tôn, Nguyễn Thị Trang, Hoàng Thu Lan, Nguyễn Hữu Đức Anh, Nguyễn Thị Minh Ngọc

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Hội chứng kháng androgen (AIS - Androgen Insensitivity Syndrome) là một trong những rối loạn di truyền phổ biến nhất ảnh hưởng đến phát triển giới tính trước khi sinh và dậy thì ở trẻ. Về di truyền, những trẻ này là nam giới, nhưng khi sinh ra có kiểu hình một phần hoặc hoàn toàn là nữ. Xét nghiệm gen AR là phương pháp xác định chính xác nguyên nhân gây hội chứng kháng androgen. Mục tiêu của nghiên cứu là xác định kiểu gen AR đột biến trên bệnh nhân nam mắc hội chứng kháng androgen có kiểu hình nữ và kiểu gen của mẹ bệnh nhân bằng phương pháp giải trình tự gen trực tiếp. Kết quả đã phát hiện một đột biến hoàn toàn mới c.2246C>T (p.Ala749Val) trên exon 5 của gene AR, đột biến chưa được báo cáo trong dữ liệu ngân hàng gen của thế giới. Đột biến ở dạng bán hợp tử được di truyền từ mẹ của bệnh nhân ở dạng dị hợp tử. Kết quả này giúp gia đình định hướng giới tính phù hợp cho bệnh nhân. Đồng thời, nghiên cứu đóng góp thêm dữ liệu đột biến mới về gen AR trong quần thể bệnh nhân AIS người Việt Nam, góp phần quản lý bệnh và tư vấn di truyền trước sinh cho gia đình người bệnh.


 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Guli’a C, Baldassarra S, Zangari A, et al. Androgen insensitivity syndrome. Eur Rev Med Pharmacol Sci. 2018;22(12):3873-3887. doi:10.26355/eurrev_201806_15272.
2. Hughes IA, Davies JD, Bunch TI, Pasterski V, Mastroyannopoulou K, MacDougall J. Androgen insensitivity syndrome. Lancet. 2012;380:1419-28. doi:10.1016/S0140-6736(12)60071-3.
3. GeneCards. AR gene. The Human gene database. 2021;53, GCID:GC0XP067544.
4. Nurin Aisyiyah Listyasari et al. Genetic Analysis Reveals Complete Androgen Insensitivity Syndrome in Female Children Surgically Treated for Inguinal Hernia. Journal of Investigative Surgery. 2019;23:1-7. doi:10.1080/08941939.2019.1602690.
5. Hughes IA, Deeb A. Androgen resistance. Best Pract Res Clin Endocrinol Metab. 2006;20:577-98. doi:10.1016/j.beem.2006.11.003
6. Lee PA, Houk CP, Ahmed SF, Hughes IA, International Consensus Conference on Intersex organized by the Lawson Wilkins Pediatric Endocrine Society and the European Society for Paediatric Endocrinology. Consensus statement on management of intersex disorders. International Consensus Conference on Intersex. Pediatrics. 2006;118:e488-500. doi:10.1542/peds.2006-0738.
7. Brinkmann AO, Faber PW, van Rooij HC, Kuiper GG, Ris C, Klaassen P, van der Korput JA, Voorhorst MM, van Laar JH, Mulder E, Trapman J. The human androgen receptor: domain structure, genomic organization and regulation of expression. Journal of Steroid Biochemistry. 1989;34(1-6):307-310. doi:10.1016/0022-4731(89)90098-8.
8. Faber PW, Kuiper GG, van Rooij HC, van der Korput JA, Brinkmann AO, Trapman J .The N-terminal domain of the human androgen receptor is encoded by one, large exon. Molecular and Cellular Endocrinology. 1989;61(2):257-262. doi:10.1016/0303-7207(89)90137-8.
9. Gottlieb B, Beitel LK, Wu JH, Trifiro M. The androgen receptor gene mutations database (ARDB): update. Human Mutation. 2004;23(6):527-533. doi.10.1002/humu.20044.
10. Lubs HA, Vilar O, Bergenstal DM. Familial male pseudohermaphrodism with labial testes and partial feminization: endocrine studies and genetic aspects. J Clin Endocrinol Metab. 1959;19:1110-1120.doi:10.1210/jcem-19-9-1110.
11. NCBI. National Center for Biotechnology Information: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/clinvar/?term=AR. Accessed July, 5, 2021.
12. Köhler B, Lumbroso S, Leger J, Audran F, Grau ES, Kurtz F, Pinto G, Salerno M, Semitcheva T, Czernichow P, Sultan C. Androgen insensitivity syndrome: somatic mosaicism of the androgen receptor in seven families and consequences for sex assignment and genetic counseling. Journal Clinical Endocrinology and Metabolism. 2005;90 (1):106-111.doi:10.1210/jc.2004-0462.
13. Mongan NP, Tadokoro-Cuccaro R, Bunch T, Hughes IA. Androgen insensitivity syndrome. Best Pract Res Clin Endocrinol Metab. 2015;29(4):569-80. doi:10.1016/j.beem.2015.04.005.