Tình trạng lo âu và một số yếu tố liên quan ở người bệnh khám nam học tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Hiện nay, tỷ lệ nam giới mắc các bệnh lý về nam khoa ngày càng phổ biến. Khác với nữ giới, nam giới thường hay trì hoãn việc đi khám do tâm lý xấu hổ, ngại ngùng làm các triệu chứng của bệnh nặng thêm. Có rất nhiều nghiên cứu về lo âu với các bệnh lí khác nhau, nhưng chưa có nghiên cứu nào tìm hiểu về lo âu ở bệnh nhân nam khoa. Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu mô tả tình trạng lo âu và một số yếu tố liên quan của người bệnh đến khám nam học tạiơn vị Nam học và y học giới tính, bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 200 bệnh nhân được chọn thuận tiện khi đến khám tại đơn vị Nam học và y học giới tính, mức độ lo âu được đánh giá bằng thang điểm GAD7. Kết quả cho thấy 49% bệnh nhân có biểu hiện lo âu với điểm GAD trung bình là 6,27 ± 4,78; mức độ lo âu nhẹ phổ biến nhất chiếm 27%, 6% bệnh nhân có mức độ lo âu nặng; trình độ học vấn và tiền sử bệnh có liên quan đáng kể đến tình trạng lo âu của bệnh nhân, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p< 0,05. Việc xác định tỉ lệ lo âu của bệnh nhân khám giúp các bác sĩ có thể lựa chọn cách thức giao tiếp phù hợp khi thăm khám, chú trọng đến yếu tố tâm lí để kịp thời phát hiện và điều trị những rối loạn tâm lí kèm theo bên cạnh việc điều trị bệnh chính.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Lo âu, nam học, yếu tố liên quan.
Tài liệu tham khảo
2. Cheng Q, Liu T, Huang HB, Peng YF, Jiang SC, Mei XB. Association between personal basic information, sleep quality, mental disorders and erectile function: a cross-sectional study among 334 Chinese outpatients. Andrologia. Published online 2017. doi:10.1111/and.12631.
3. Yafi FA, Jenkins L, Albersen M, et al. Erectile dysfunction. Nat Rev Dis Primer. 2016;2:16003. doi:10.1038/nrdp.2016.3.
4. Laumann EO, Nicolosi A, Glasser DB, et al. Sexual problems among women and men aged 40-80 y: prevalence and correlates identified in the Global Study of Sexual Attitudes and Behaviors. Int J Impot Res. 2005;17(1):39-57. doi:10.1038/sj.ijir.3901250.
5. Shakerian A, Nazari A-M, Masoomi M, Ebrahimi P, Danai S. Inspecting the Relationship between Sexual Satisfaction and Marital Problems of Divorce-asking Women in Sanandaj City Family Courts. Procedia - Soc Behav Sci. 2014;114:327-333. doi:10.1016/j.sbspro.2013.12.706.
6. Löwe B, Decker O, Müller S, et al. Validation and standardization of the Generalized Anxiety Disorder Screener (GAD-7) in the general population. Med Care. 2008;46(3):266-274. doi:10.1097/MLR.0b013e318160d093.
7. Assessment of depression and anxiety in adult cancer outpatients: a cross-sectional study | BMC Cancer | Full Text. Accessed July 5, 2021. https://bmccancer.biomedcentral.com/articles/10.1186/1471-2407-10-594.
8. Koh CK. [Patients’ anxiety in intensive care units and its related factors]. Taehan Kanho Hakhoe Chi. 2007;37(4):586-593. doi:10.4040/jkan.2007.37.4.586.
9. Grilo Bensusan I, Herrera Martín P, Aguado Álvarez MV. Prospective study of anxiety in patients undergoing an outpatient colonoscopy. Rev Espanola Enfermedades Dig Organo Of Soc Espanola Patol Dig. 2016;108(12):765-769. doi:10.17235/reed.2016.4104/2015.
10. Wetsch WA, Pircher I, Lederer W, et al. Preoperative stress and anxiety in day-care patients and inpatients undergoing fast-track surgery. Br J Anaesth. 2009;103(2):199-205. doi:10.1093/bja/aep136.
11. Byrne G, Rosenfeld G, Leung Y, et al. Prevalence of Anxiety and Depression in Patients with Inflammatory Bowel Disease. Can J Gastroenterol Hepatol. 2017;2017:e6496727. doi:10.1155/2017/6496727.