Ứng dụng phẫu thuật ít xâm lấn lối bên thay đĩa đệm và bắt vít qua da lối sau (xlif) điều trị hẹp ống sống thắt lưng tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Phẫu thuật ít xâm lấn lối bên thay đĩa đệm và cố định cột sống bằng vít qua cuống qua da lối sau (XLIF) là kĩ thuật can thiệp với đường mổ nhỏ, không gây tổn thương tổ chức cơ thắt lưng nên thời gian hồi phục sau mổ nhanh chóng, hạn chế các nhược điểm của phẫu thuật mổ mở hay ít xâm lấn lối sau. Mục tiêu của nghiên cứu nhằm đánh giá bước đầu hiệu quả điều trị hẹp ống sống thắt lưng bằng phẫu thuật XLIF. Thiết kế nghiên cứu can thiệp lâm sàng được thực hiện trên 9 bệnh nhân từ tháng 04/2019 tới 03/2021. Đối tượng là tất cả các bệnh nhân được chẩn đoán hẹp ống sống thắt lưng, có chỉ định phẫu thuật theo phương pháp XLIF. Kết quả nghiên cứu cho thấy vị trí tổn thương của tất cả bệnh nhân là ở L45. Độ tuổi trung bình của bệnh nhân là 62,7, cao tuổi nhất là 74, thấp nhất là 50 tuổi. Số lượng máu mất trong mổ trung bình là 100 ± 50 ml. Mức độ đau lưng sau mổ trung bình theo VAS giảm từ 7,2 điểm xuống 2,3 điểm, VAS chân giảm từ 6,8 xuống 1,9 điểm. Số ngày nằm viện trung bình của bệnh nhân là 4 ± 2 ngày, tất cả bệnh nhân đều đi lại được ngay sau 1 một ngày. Phương pháp phẫu thuật XLIF là hiệu quả và an toàn với bệnh lý hẹp ống sống thắt lưng, khắc phục được các nhược điểm của phương pháp mổ mở thông thường. Phẫu thuật ít xâm lấn và XLIF là xu hướng phát triển cho phẫu thuật cột sống trong những năm tới.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Hẹp ống sống, phẫu thuật ít xâm lấn, phẫu thuật lối bên, giải ép gián tiếp
Tài liệu tham khảo
2. Elowitz E, Yanni D, Chwajol M, Starke R, Perin N. Evaluation of Indirect Decompression of the Lumbar Spinal Canal Following Minimally Invasive Lateral Transpsoas Interbody Fusion: Radiographic and Outcome Analysis. Min - Minim Invasive Neurosurg. 2011;54(05/06):201-206. doi:10.1055/s-0031-1286334.
3. Pereira EAC, Farwana M, Lam KS. Extreme lateral interbody fusion relieves symptoms of spinal stenosis and low-grade spondylolisthesis by indirect decompression in complex patients. J Clin Neurosci. 2017;35:56-61. doi:10.1016/j.jocn.2016.09.010.
4. Alimi M, Hofstetter CP, Tsiouris AJ, Elowitz E, Härtl R. Extreme lateral interbody fusion for unilateral symptomatic vertical foraminal stenosis. Eur Spine J. 2015;24(S3):346-352. doi:10.1007/s00586-015-3940-z.
5. Formica M, Quarto E, Zanirato A, et al. Lateral Lumbar Interbody Fusion: What Is the Evidence of Indirect Neural Decompression? A Systematic Review of the Literature. HSS J ®. 2020;16(2):143-154. doi:10.1007/s11420-019-09734-7.
6. Lang G, Perrech M, Navarro-Ramirez R, et al. Potential and Limitations of Neural Decompression in Extreme Lateral Interbody Fusion-A Systematic Review. World Neurosurg. 2017;101:99-113. doi:10.1016/j.wneu.2017.01.080.
7. Lim K-Z, Daly C, Brown J, Goldschlager T. Dynamic Posture-Related Preoperative Pain as a Single Clinical Criterion in Patient Selection for Extreme Lateral Interbody Fusion Without Direct Decompression. Glob Spine J. 2019;9(6):575-582. doi:10.1177/2192568218811317.
8. Kepler CK, Sharma AK, Huang RC, et al. Indirect foraminal decompression after lateral transpsoas interbody fusion: Clinical article. J Neurosurg Spine. 2012;16(4):329-333. doi:10.3171/2012.1.SPINE11528.
9. Malham GM, Parker RM, Goss B, Blecher CM, Ballok ZE. Indirect Foraminal Decompression Is Independent of Metabolically Active Facet Arthropathy in Extreme Lateral Interbody Fusion: Spine. 2014;39(22):E1303-E1310. doi:10.1097/BRS.0000000000000551.
10. Oliveira L, Marchi L, Coutinho E, Pimenta L. A Radiographic Assessment of the Ability of the Extreme Lateral Interbody Fusion Procedure to Indirectly Decompress the Neural Elements: Spine. 2010; 35(Supplement):S331-S337. doi:10.1097/BRS.0b013e3182022db0.