Đánh giá kết quả bước đầu điều trị hóa chất tiền phẫu ung thư buồng trứng figo iiic-iv tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu của nghiên cứu nhằm đánh giá kết quả bước đầu điều trị hoá chất tiền phẫu ung thư buồng trứng FIGO IIIC-IV tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Nghiên cứu 10 bệnh nhân ung thư buồng trứng (UTBT) giai đoạn IIIC- IV được điều trị hóa chất tiền phẫu phác đồ paclitaxel-carboplatin tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ tháng 1/2020 đến tháng 7/2021. Độ tuổi trung bình là 60,5 ± 7,5, nhỏ nhất là 49, lớn nhất là 71. 3 bệnh nhân giai đoạn IIIC và 7 bệnh nhân giai đoạn IV; có 4 bệnh nhân có chỉ số toàn trạng ECOG-2. Tỷ lệ bênh nhân mổ được sau hóa chất tiền phẫu đạt 9/10 bệnh nhân, có 1 bệnh nhân từ chối không phẫu thuật. Trong 9 bệnh nhân được phẫu thuật, có 8 bệnh nhân đáp ứng với u tồn dư < 1cm, 1 bệnh nhân đạt đáp ứng với u tồn dư > 1cm sau hóa trị. Hạ bạch cầu trung tính là tác dụng không mong muốn hay gặp nhất (gặp ở 5/10 bệnh nhân), hạ bạch cầu độ 3,4 chỉ gặp ở 1 trường hợp. Các tác dụng không mong muốn khác: thiếu máu, nôn/buồn nôn, tiêu chảy, độc tính thần kinh ngoại vi gặp với tỷ lệ thấp và tất cả đều ở mức độ nhẹ (độ 1,2). Sau phẫu thuật, có 1 bệnh nhân gặp biến chứng bán tắc ruột, các bệnh nhân còn lại hậu phẫu ổn định.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Ovarian cancer, Neoadjuvant chemotherapy.
Tài liệu tham khảo
2. Sung, H., Ferlay, J., Siegel, R. L. et al. Global cancer statistics: GLOBOCAN estimates of incidence and mortality worldwide for 36 cancers in 185 countries. CA: a cancer journal for clinicians. 2021; 71(3): 209-249 .
3. Gao, Zhang, Han et al. Evaluating the benefits of neoadjuvant chemotherapy for advanced epithelial ovarian cancer: a retrospective study. Journal of ovarian research. 2019; 12(1): 1-8.
4. Vergote, I., Tropé,Amant, F., Kristensen et al. Neoadjuvant chemotherapy or primary surgery in stage IIIC or IV ovarian cancer. New England Journal of Medicine, 2010;363(10): 943-953.
5. Phạm Thị Diệu Hà, Nhận xét giá trị của chất chỉ điểm u CA125 và HE4 trong chẩn đoán ung thư buồng trứng, Luận văn Thạc sĩ Y học, 2012; Trường Đại học Y Hà Nội.
6. Lee, Chung, Nam et al. Impact of increased utilization of neoadjuvant chemotherapy on survival in patients with advanced ovarian cancer: experience from a comprehensive cancer center. Journal of gynecologic oncology, 2018; 29(4).
7. Schwartz, Rutherford, Chambers et al. Neoadjuvant chemotherapy for advanced ovarian cancer: long-term survival. Gynecologic oncology. 1999; 72(1): 93-99.
8. Võ Văn Khoa, Nguyễn Vũ Quốc Huy. Nghiên cứu giá trị của HE4, CA-125, thuật toán nguy cơ ác tính buồng trứng (ROMA) trong chẩn đoán trước mổ ung thư buồng trứng. Tạp chí Phụ sản. 2018; 16(2): 79-85.
9. Van Der Burg ME, Van Lent M, Buyse M et al. The effect of debulking surgery after induction chemotherapy on the prognosis in advanced epithelial ovarian cancer. New England Journal of Medicine. 1995; 332(10): 629-634.
10. Look KY, Sandler A, Blessing J A et al. Phase II trial of gemcitabine as second-line chemotherapy of uterine leiomyosarcoma: a Gynecologic Oncology Group (GOG) Study. Gynecologic oncology. 2004; 92(2) 644-647.