Diễn biến quá kích buồng trứng trên các bệnh nhân trưởng thành noãn bằng GnRH đồng vận
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Phác đồ kích thích buồng trứng (KTBT) antagonist và gây trưởng thành noãn bằng GnRH đồng vận là phương pháp hiệu quả giúp giảm đáng kể nguy cơ quá kích buồng trứng (QKBT) trong quy trình thụ tinh ống nghiệm. Tuy nhiên, phác đồ này không triệt tiêu hoàn toàn hội chứng quá kích buồng trứng (HCQKBT). Nghiên cứu nhằm mục tiêu mô tả diễn biến QKBT ở các người bệnh được chỉ định gây trưởng thành noãn bằng GnRH đồng vận tại trung tâm Hỗ trợ sinh sản Quốc gia. 92 người bệnh KTBT bằng phác đồ antagonist và gây trưởng thành nang noãn bằng GnRH đồng vận từ tháng 8/2020 đến tháng 4/2021 được theo dõi các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng của HCQKBT vào các mốc ngày 2 và ngày 7 sau chọc hút noãn. Các triệu chứng của QKBT giảm dần từ ngày 2 đến ngày 7 sau chọc hút noãn (sự khác biệt có ý nghĩa thống kê). Tỷ lệ bệnh nhân QKBT mức độ vừa vào ngày 2 và ngày 7 sau chọc hút noãn là 19,6% và 1,1%, không có người bệnh QKBT mức độ nặng. Trong khi phác đồ này cho kết quả tốt về tỷ lệ noãn thu được cũng như tỷ lệ noãn trưởng thành.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Quá kích buồng trứng, trưởng thành noãn bằng GnRH đồng vận, thụ tinh ống nghiệm
Tài liệu tham khảo
2. Borges E, Braga DPAF, Setti AS, Vingris LS, Figueira RCS, Iaconelli A. Strategies for the management of OHSS: Results from freezing-all cycles. JBRA Assist Reprod. 2016;20(1):8-12. doi: 10.5935/1518-0557.20160003.
3. Vuong TNL, Ho MT, Ha TD, Phung HT, Huynh GB, Humaidan P. Gonadotropin-releasing hormone agonist trigger in oocyte donors co-treated with a gonadotropin-releasing hormone antagonist: a dose-finding study. Fertility and Sterility. 2016;105(2):356-363. doi: 10.1016/j.fertnstert.2015.10.014.
4. La Thị Phương Thảo. So Sánh hiệu quả phòng ngừa hội chứng quá kích buồng trứng và chất lượng noãn của phác đồ gây trưởng thành noãn bằng GnRH Agonist và hCG. Luận văn Thạc sĩ Y học. Trường Đại học Y Hà Nội. 2016.
5. Golan A, Ron-el R, Herman A, Soffer Y, Weinraub Z, Caspi E. Ovarian hyperstimulation syndrome: an update review. Obstet Gynecol Surv. 1989;44(6):430-440. doi: 10.1097/000062 54-198906000-00004.
6. Herr K, Coyne PJ, McCaffery M, Manworren R, Merkel S. Pain Assessment in the Patient Unable to Self-Report: Position Statement with Clinical Practice Recommendations. Pain Management Nursing. 2011;12(4):230-250. doi: 10.1016/j.pmn.2011.10.002.
7. Mathur RS, Akande AV, Keay SD, Hunt LP, Jenkins JM. Distinction between early and late ovarian hyperstimulation syndrome. Fertility and Sterility. 2000;73(5):901-907. doi: 10.1016/S0015-0282(00)00492-1.
8. Mathur R, Evbuomwan I, Jenkins J. Prevention and management of ovarian hyperstimulation syndrome. Current Obstetrics & Gynaecology. 2002;12(2):111-116. doi: 10.10 54/cuog.2001.0243.
9. Wallach EE, Navot D, Bergh PA, Laufer N. Ovarian hyperstimulation syndrome in novel reproductive technologies: prevention and treatment. Fertility and Sterility. 1992;58(2):249-261. doi: 10.1016/S0015-0282(16)55188-7.
10. Nguyễn Xuân Hợi, Nguyễn Viết Tiến. Các yếu tố tiên lượng sự đáp ứng của buồng trứng trong hỗ trợ sinh sản. Hội nghị Sản khoa Việt Pháp. 264-270.
11. Humaidan P, Quartarolo J, Papanikolaou EG. Preventing ovarian hyperstimulation syndrome: guidance for the clinician. Fertility and Sterility. 2010;94(2):389-400. doi: 10.1016/j.fertnstert.2010.03.028.
12. Ocal P, Sahmay S, Cetin M, Irez T, Guralp O, Cepni I. Serum anti-Müllerian hormone and antral follicle count as predictive markers of OHSS in ART cycles. J Assist Reprod Genet. 2011;28(12):1197-1203. doi: 10.1007/s10815-011-9627-4.
13. Krishna D, Dhoble S, Praneesh G, Rathore S, Upadhaya A, Rao K. Gonadotropin-releasing hormone agonist trigger is a better alternative than human chorionic gonadotropin in PCOS undergoing IVF cycles for an OHSS Free Clinic: A Randomized control trial. J Hum Reprod Sci. 2016;9(3):164-172. doi: 10.4103/0974-1208.192056.
14. Chu Thị Thu Hương. So sánh kết quả khởi động trưởng thành noãn bằng GnRH Agonist và hCG trên bệnh nhân được kích thích buồng trứng bằng phác đồ GnRH Antagonist tại Bệnh Viện Bưu Điện. Luận văn Thạc sĩ Y học. Trường Đại học Y Hà Nội. 2017.
15. Papanikolaou EG, Pozzobon C, Kolibianakis EM, et al. Incidence and prediction of ovarian hyperstimulation syndrome in women undergoing gonadotropin-releasing hormone antagonist in vitro fertilization cycles. Fertility and Sterility. 2006;85(1):112-120. doi: 10.1016/j.fertnstert.2005.07.1292.