Phân lập tế bào ung thư từ khối u và dịch ổ bụng của bệnh nhân ung thư biểu mô buồng trứng
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu thực nghiệm 50 mẫu bệnh phẩm từ mẫu u và dịch ổ bụng của bệnh nhân ung thư biểu mô buồng trứng tại Bệnh viện K - Tân Triều và Bệnh viện Quân y 103 từ tháng 12/2019 đến tháng 3/2021 để phân lập, tăng sinh tạo dòng tế bào ung thư từ người. Kết quả: 100% các mẫu phân lập đều bám đáy, trong đó 28% mẫu có tế bào u phát triển với mật độ tế bào đạt >80% diện tích đĩa nuôi cấy, Thời gian trung bình tách tế bào lần đầu là 11,46 ± 8,07 ngày, số lần tách trung bình là 2 ± 1,5. Có 8 mẫu phát triển tốt sau tăng sinh chiếm 16% và đều là ung thư biểu mô typ thanh dịch, độ cao. Các tế bào u bị chết khi phân lập do các nguyên nhân: mẫu bệnh phẩm ít tế bào u chiếm 44,7%, tế bào u tự thoái triển chiếm 26,3% và nhiễm khuẩn hoặc nhiễm nấm chiếm 21,1%. Khi làm tế bào dòng chảy (flow cytometry), tỷ lệ trung bình tế bào u sau phân lập bắt màu CD46 là 72,65%. Kết luận: nghiên cứu đã thành công trong việc phân lập, tăng sinh được tế bào ung thư biểu mô buồng trứng từ bệnh nhân và typ thanh dịch độ cao có sự tăng sinh tốt hơn các typ khác.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Phân lập tế bào, ung thư biểu mô buồng trứng
Tài liệu tham khảo
2. Torre LA, Trabert B, DeSantis CE, et al. Ovarian cancer statistics, 2018. CA: a cancer journal for clinicians. 2018;68(4):284-296.
3. Stewart C, Ralyea C, Lockwood S. Ovarian Cancer: An Integrated Review. Seminars in oncology nursing. Apr 2019;35(2):151-156.
4. Armstrong DK. Relapsed ovarian cancer: challenges and management strategies for a chronic disease. The oncologist. 2002;7 Suppl 5:20-28.
5. Sueblinvong T, Ghebre R, Iizuka Y, et al. Establishment, characterization and downstream application of primary ovarian cancer cells derived from solid tumors. PLoS One. 2012;7(11):e50519.
6. Kurman RJ. WHO Classification of Tumours of Female Reproductive Organs, 4th Edition. Lyon, France: IARC. 2014.
7. Yamada T, Hattori K, Satomi H, Okazaki T, Mori H, Hirose Y. Establishment and characterization of a cell line (HCH-1) originating from a human clear cell carcinoma of the ovary. Journal of ovarian research. Jun 4 2016;9(1):32.
8. Yamada T, Kanda T, Mori H, Shimokawa K, Kagawa M, Shibayama Y. Establishment and characterization of a cell line (NOMH-1) originating from a human endometrioid adenocarcinoma of the ovary. Journal of ovarian research. Feb 4 2013;6(1):8.
9. Yamada T, Ueda M, Otsuki Y, Ueki M, Sugimoto O. Establishment and characterization of a cell line (OMC-3) originating from a human mucinous cystadenocarcinoma of the ovary. Gynecologic oncology. Feb 1991;40(2):118-128.
10. Ouellet V, Zietarska M, Portelance L, et al. Characterization of three new serous epithelial ovarian cancer cell lines. BMC Cancer. May 28 2008;8:152.
11. Howitt BE, Lee KR, Muto MG, Nucci MR, Crum CP. Chapter 25 - The Pathology of Pelvic-Ovarian Epithelial (Epithelial-Stromal) Tumors. In: Crum CP, Nucci MR, Howitt BE, Granter SR, Parast MM, Boyd TK, eds. Diagnostic Gynecologic and Obstetric Pathology (Third Edition). Philadelphia: Elsevier; 2018:865-948.
12. Hamilton TC, Young RC, McKoy WM, et al. Characterization of a human ovarian carcinoma cell line (NIH:OVCAR-3) with androgen and estrogen receptors. Cancer research. Nov 1983;43(11):5379-5389.
13. Surowiak P, Materna V, Maciejczyk A, et al. CD46 expression is indicative of shorter revival-free survival for ovarian cancer patients. Anticancer research. 2006;26(6C):4943-4948.