Nhận xét đặc điểm lâm sàng, mô bệnh học và tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả sống thêm sau mổ ung thư hắc tố da
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, mô bệnh học và một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị UTHTD. Mô tả tiến cứu và hồi cứu 130 bệnh nhân giai đoạn 2,3 được mổ tại Bệnh viện K từ 2013 đến 2019. Kết quả như sau: nam/nữ 1,03, hay gặp ở tuổi > 40 tuổi (88,4%), chi dưới (46,9%), thể lan tràn nông (52,3%), bề dầy > 2 mm (97,7%), Clark IV,V (80,8%), giai đoạn phát triển thẳng đứng (76,2%), nhân vệ tinh chỉ gặp 33,8%, loét u: 49,2%, u xâm nhập mạch: 20,8%, số nhân chia > 6/mm2: 40,8%, lympho xâm nhập thưa thớt: 46,2%, di căn hạch khu vực 48,5%, giai đoạn 2, 3: 43,1%, 56,9%. Sống thêm 5 năm toàn bộ 47,1%. Các yếu tố tiên lượng xấu ảnh hưởng đến sống thêm 5 năm sau phẫu thuật là thể cục, thể nốt ruồi son đỉnh,, độ dầy u tăng, mức độ Clark tăng, giai đoạn phát triển thẳng đứng, nhân vệ tinh, loét u, u xâm nhập bạch mạch, nhân chia tăng, lympho xâm nhập u giảm, số hạch khu vực di căn tăng, giai đoạn bệnh tăng.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
ung thư hắc tố da, các yếu tố tiên lượng, mô bệnh học
Tài liệu tham khảo
2. Lê Đình Roanh. U hắc tố ác tính, giải phẫu bệnh học. Hà Nội: Nhà xuất bản Y học; 1998.
3. Marc Hurlbert. 2020 Melanoma mortality rates decreasing despite ongoing increase in incidence. Melanoma research Alliance2020.
4. Phạm Thị Hoàng Anh, Nguyễn Thị Hoài Nga, Trần Hồng Trường. Tình hình bệnh ung thư ở Hà Nội giai đoạn 1996-1999 Tạp chí y học thực hành. 2002:4-11.
5. Đào Tiến Lục. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, mô bệnh học và một số yếu tố tiên lượng của ung thư hắc tố ác tính. Hà Nội: Luận văn bác sĩ nội trú, Trường đại học Y Hà Nội; 2001.
6. Balch CM, Soong SJ, Gershenwald JE, et al. Prognostic factors analysis of 17,600 melanoma patients: validation of the American Joint Committee on Cancer melanoma staging system. Journal of clinical oncology : official journal of the American Society of Clinical Oncology. 2001;19(16):3622-3634.
7. Garbe C, Büttner P, Bertz J, et al. Primary cutaneous melanoma. Identification of prognostic groups and estimation of individual prognosis for 5093 patients. Cancer. 1995;75(10):2484-2491.
8. Ogata D, Namikawa K, Takahashi A, Yamazaki N. A review of the AJCC melanoma staging system in the TNM classification (eighth edition). Japanese journal of clinical oncology. 2021;51(5):671-674.
9. Balch CM, Gershenwald JE, Soong S-J, et al. Multivariate analysis of prognostic factors among 2,313 patients with stage III melanoma: comparison of nodal micrometastases versus macrometastases. Journal of clinical oncology: official journal of the American Society of Clinical Oncology. 2010;28(14):2452-2459.
10. Clark WH, Jr., Elder DE, Guerry Dt, et al. Model predicting survival in stage I melanoma based on tumor progression. Journal of the National Cancer Institute. 1989;81(24):1893-1904.
11. Barnhill RL, Fine JA, Roush GC, Berwick M. Predicting five-year outcome for patients with cutaneous melanoma in a population-based study. Cancer. 1996;78(3):427-432.
12. Xiaowei Xu MD, Phyllis A. Lymphatic invasion revealed by multispectral imaging is common in primary melanomas and associates with prognosis. Human Pathology. 2008;39:901-909.
13. Kesmodel SB, Karakousis GC, Botbyl JD, et al. Mitotic rate as a predictor of sentinel lymph node positivity in patients with thin melanomas. Annals of surgical oncology. 2005;12(6):449-458.
14. Mandalà M, Galli F, Cattaneo L, et al. Mitotic rate correlates with sentinel lymph node status and outcome in cutaneous melanoma greater than 1 millimeter in thickness: A multi-institutional study of 1524 cases. J Am Acad Dermatol. 2017;76(2):264-273.e262.