Hiệu quả can thiệp thay đổi lối sống cho học sinh lớp 6 thành phố Hồ Chí Minh
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Can thiệp dựa vào bạn đồng trang lứa là hướng đi mới nhiều hứa hẹn nhằm phòng ngừa béo phì cho trẻ vị thành niên. Nghiên cứu này nhằm so sánh sự thay đổi về chế độ ăn uống và thời gian hoạt động thể lực, tĩnh tại giữa 2 nhóm học sinh nhóm can thiệp và nhóm chứng sau 6 tháng can thiệp. Đối tượng là học sinh lớp 6 các trường cấp 2, thành phố Hồ Chí Minh (4 trường chứng - 4 trường can thiệp), 84 học sinh/trường. Thời gian nghiên cứu từ tháng 9/2018 đến tháng 4/2020. Phân tích Mixed Effect Model được dùng để so sánh sự thay đổi về chế độ ăn uống và thời gian hoạt động thể lực, tĩnh tại trước - sau can thiệp ở mỗi nhóm và so sánh sự thay đổi giữa 2 nhóm chứng và can thiệp, có hiệu chỉnh với giới tính, tuổi, chỉ số khối cơ thể (BMI) lúc ban đầu, và cụm trường. Chương trình can thiệp như sau: các trưởng nhóm học sinh lớp 8 tập huấn 4 bài về dinh dưỡng và vận động cho học sinh lớp 6 của toàn trường can thiệp. Hệ thống hỗ trợ được triển khai để đảm bảo sự tuân thủ của học sinh trong 6 tháng sau can thiệp. Nhóm trường chứng vẫn theo chương trình thường qui của Bộ Giáo Dục. Sau can thiệp, nhóm can thiệp tăng hoạt động thể lực 8 ± 3,5 phút/ngày (p < 0,05), giảm hoạt động tĩnh tại 35 ± 9,9 phút/ngày (p < 0,05); giảm lượng ngũ cốc tiêu thụ 62 ± 19,0 gam/ngày (p < 0,05), giảm uống nước ngọt 0,79 lần; tăng ăn trái cây 36 ± 15,0 gam/ngày (p < 0,05) so với nhóm chứng, đã hiệu chỉnh với giới tính, tuổi, BMI ban đầu. Như vậy, nghiên cứu đã chứng minh được hiệu quả của can thiệp dựa trên trường học thông qua nhóm bạn đồng trang lứa thay đổi lối sống tích cực cho học sinh lớp 6 thành phố Hồ Chí Minh .
Chi tiết bài viết
Từ khóa
can thiệp đồng đẳng, ăn uống, vận động, tĩnh tại.
Tài liệu tham khảo
2. Morrison KM, Shin S, Tarnopolsky M, Taylor VH. Association of depression & health related quality of life with body composition in children and youth with obesity. Journal of affective disorders. 2015;172:18 - 23.
3. Lloyd LJ, Langley - Evans SC, McMullen S. Childhood obesity and risk of the adult metabolic syndrome: a systematic review. International Journal of Obesity (2005). 2012;36(1):1 - 11.
4. Gordon - Larsen P, The NS, Adair LS. Longitudinal trends in obesity in the US from adolescence to the third decade of life. Obesity (Silver Spring, Md). 2010;18(9):1801 - 1804.
5. Cote AT, Harris KC, Panagiotopoulos C, Sandor GG, Devlin AM. Childhood obesity and cardiovascular dysfunction. Journal of the American College of Cardiology. 2013;62(15):1309 - 1319.
6. Narang I, Mathew JL. Childhood Obesity and Obstructive Sleep Apnea. Journal of Nutrition and Metabolism. 2012;2012:8.
7. Jenkinson KA, Naughton G, Benson AC. Peer - assisted learning in school physical education, sport and physical activity programmes: a systematic review. Physical Education and Sport Pedagogy. 2014;19(3):253 - 277.
8. Cui Z, Shah S, Yan L, et al. Effect of a school - based peer education intervention on physical activity and sedentary behaviour in Chinese adolescents: a pilot study. BMJ Open. 2012;2(3).
9. Amorim LD, Bangdiwala SI, McMurray RG, Creighton D, Harrell J. Intraclass correlations among physiologic measures in children and adolescents. Nursing research. 2007;56(5):355 - 360.
10. Trần Thị Xuân Ngọc. Thực trạng và hiệu quả can thiệp thừa cân, béo phì của mô hình truyền thông giáo dục dinh dưỡng ở trẻ em từ 6 đến 14 tuổi tại Hà Nội. Hà Nội: Luận án Tiến Sĩ Dinh Dưỡng2012.
11. Strong WB, Malina RM, Blimkie CJ, et al. Evidence based physical activity for school - age youth. The Journal of pediatrics. 2005;146(6):732 - 737.
12. American Academy of Pediatrics: Children, adolescents, and television. Pediatrics. 2001;107(2):423 - 426.
13. Hong TK, Dibley MJ, Sibbritt D. Validity and reliability of an FFQ for use with adolescents in Ho Chi Minh City, Vietnam. Public health nutrition. 2010;13(3):368 - 375.
14. Hong TK, Trang NHHD, van der Ploeg HP, Hardy LL, Dibley MJ. Validity and reliability of a physical activity questionnaire for Vietnamese adolescents. International Journal of Behavioral Nutrition and Physical Activity. 2012;9(1):93.
15. Food and Agriculture Organization of the United Nations. Guideline on assessing boidiverse foods in dietary intake surveys. Rome: FAO and Bioversity International; 2017.
16. Viện Dinh Dưỡng_ Bộ Y tế. Bảng thành phần thực phẩm Việt Nam. Nhà xuất bản Y học; 2007.
17. Jemmott J.B. I, Jemmott L.S., O’Leary A., Ngwane Z., Icard L., Bellamy S., Jones S., Landis R.J., Heeren G.A., Tyler J.C., et al.. Cognitive - behavioural health - promotion intervention increases fruit and vegetable consumption and physical activity among South African adolescents: A cluster - randomised controlled trial. Psychol Health. 2011;26:167–185.
18. Naidoo R. CY, Lambert E., Draper C. Impact of a primary school - based nutrition and physical activity intervention on learners in KwaZulu - Natal, South Africa: A pilot study. S Afr J Sport Med. 2009;21:7–12.
19. Maatoug J. FSB, Msakni Z., Dendana E., Sahli J., Harrabi I., Chouikha F., Boughamoura L., Slama S., Farpour - Lambert N., et al. Challenges and results of a school - based intervention to manage excess weight among school children in Tunisia 2012–2014. Int J Adolesc Med Health. 2015;29.
20. Harrabi I. MJ, Gaha M., Kebaili R., Gaha R., Ghannem H. School - based Intervention to Promote Healthy Lifestyles in Sousse, Tunisia. Indian J Community Med. 2010;35:94–99.
21. Uys M. DCE, Hendricks S., De Villiers A., Fourie J., Steyn N.P., Lambert E.V. . Impact of a South African school - based intervention, HealthKick, on fitness correlates. Am J Health Behav. 2016;40:55–66.