6. Một số yếu tố liên quan đến rối loạn trầm cảm ở người bệnh suy tim điều trị tại Viện Tim mạch - Bệnh viện Bạch Mai

Dương Minh Tâm, Trần Nguyễn Ngọc

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu rối loạn trầm cảm ở người bệnh suy tim với mục tiêu phân tích một số yếu tố liên quan đến trầm cảm ở người bệnh suy tim điều trị tại Viện Tim mạch - Bệnh viện Bạch Mai. Bằng phương pháp mô tả cắt ngang ở 128 người bệnh suy tim điều trị nội trú tại Viện Tim mạch, Bệnh viện Bạch Mai, được chẩn đoán xác định suy tim. Kết quả: Sau khi nghiên cứu 128 người bệnh chúng tôi nhận thấy người bệnh suy tim có trầm cảm có độ tuổi trung bình cao hơn nhóm suy tim không có trầm cảm (p < 0,05). Người bệnh suy tim có tuổi ≥ 65 tuổi có nguy cơ mắc trầm cảm cao hơn 2,6 lần người bệnh suy tim < 65 tuổi. Nữ giới mắc suy tim nhiều hơn nam giới (51,6% và 48,4%). Nữ giới có suy tim có nguy cơ mắc trầm cảm hơn nam giới suy tim 2,1 lần. Những trường hợp suy tim có tình trạng góa có nguy cơ mắc trầm cảm gấp 4,9 lần những người đang sống cùng vợ/chồng. Người bệnh suy tim độ IV có nguy cơ mắc trầm cảm gấp 8,4 lần người bệnh suy tim độ II và người bệnh có thời gian chẩn đoán suy tim từ 5 - 10 năm có nguy cơ mắc trầm cảm cao hơn người bệnh mắc suy tim dưới 1 tháng 5,1 lần. Người bệnh suy tim được gia đình hỗ trợ hoàn toàn có nguy cơ trầm cảm cao hơn người không cần hỗ trợ 8,2 lần. Cuối cùng những người suy tim còn làm được những công việc cũ nhưng kém hơn trước và những suy tim không làm được các việc cũ có nguy cơ mắc trầm cảm cao hơn người suy tim còn làm được các công việc cũ lần lượt là 3,3 và 14,4 lần.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. McDonagh TA, Metra M, Adamo M, et al. 2021 ESC Guidelines for the diagnosis and treatment of acute and chronic heart failure. Eur Heart J. 2021;42(36):3599-3726. doi: 10.1093/eurheartj/ehab368.
2. Rutledge T, Reis VA, Linke SE, Greenberg BH, Mills PJ. Depression in heart failure a meta-analytic review of prevalence, intervention effects, and associations with clinical outcomes. J Am Coll Cardiol. 2006;48(8):1527-1537. doi: 10.1016/j.jacc.2006.06.055.
3. Polikandrioti M, Christou A, Morou Z, Hanna GL. Evaluation of depression in patients with heart failure. Health Sci J. 2010;4(1):37-47.
4. Freedland KE, Rich MW, Skala JA, Carney RM, Dávila-Román VG, Jaffe AS. Prevalence of depression in hospitalized patients with congestive heart failure. Psychosom Med. 2003;65(1):119-128. doi: 10.1097/01.psy.00000 38938.67401.85.
5. Pena FM, Modenesi R de F, Piraciaba MCT, et al. Prevalence and variables predictive of depressive symptoms in patients hospitalized for heart failure. Cardiol J. 2011;18(1):18-25.
6. Parissis JT, Nikolaou M, Farmakis D, et al. Clinical and prognostic implications of self-rating depression scales and plasma B-type natriuretic peptide in hospitalised patients with chronic heart failure. Heart Br Card Soc. 2008;94(5):585-589. doi: 10.1136/hrt.2007.117390.
7. Hussain T, Shu LY, Cheng X, Sosorburam T, Adji S, Tajammul S. Depression among congestive heart failure patients: Results of a survey from central China. J Pioneer Med Sci. 2011;1(2):38-42.
8. Polikandrioti M, Goudevenos J, Michalis LK, et al. Factors associated with depression and anxiety of hospitalized patients with heart failure. Hell J Cardiol HJC Hell Kardiologike Epitheorese. 2015;56(1):26-35.
9. Frasure-Smith N, Lespérance F, Habra M, et al. Elevated depression symptoms predict long-term cardiovascular mortality in patients with atrial fibrillation and heart failure. Circulation. 2009;120(2):134-140, 3p following 140. doi: 10.1161/CIRCULATIONAHA.109.851675.
10. Heaney B. Clinical and demographic correlates of depression in stable heart failure. Medicine (Baltimore). 2012;91(3):45-54.
11. Azevedo A, Bettencourt P, Friões F, et al. Depressive symptoms and heart failure stages. Psychosomatics. 2008;49(1):42-48. doi: 10.1176/appi.psy.49.1.42.
12. Rasmussen AA, Wiggers H, Jensen M, et al. Patient-reported outcomes and medication adherence in patients with heart failure. Eur Heart J Cardiovasc Pharmacother. 2021;7(4):287-295. doi: 10.1093/ehjcvp/pvaa0 97.
13. Zeineddine M, Farah I, Alanzi S, Alsaud A, Bdeir B. 61. The effect of depression on medication adherence in patients with heart failure. J Saudi Heart Assoc. 2016;28(3):212. doi: 10.1016/j.jsha.2016.04.062.