36. Chất lượng cuộc sống của phụ nữ đã kết hôn: Nghiên cứu cắt ngang tại tỉnh Long An

Đặng Thị Cẩm Tú, Tô Gia Kiên, Nguyễn Thiện Minh, Phạm Quốc Cường

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Một phần ba dân số thế giới là phụ nữ. Chất lượng sống của phụ nữ quan trọng để đảm bảo gia đình hạnh phúc và khỏe mạnh. Mục tiêu của nghiên cứu là mô tả chất lượng sống bằng WHOQOL-BREF và một số yếu tố liên quan ở phụ nữ kết hôn tại tỉnh Long An, Việt Nam. Nghiên cứu cắt ngang thực hiện vào tháng 3/2017 đến tháng 8/2018 tại 14 huyện và 1 thành phố thuộc tỉnh Long An. Phụ nữ đã kết hôn đến khám phụ khoa tại các trạm y tế được chọn vào nghiên cứu. Đặc điểm của phụ nữ và chất lượng sống được thu thập qua phỏng vấn mặt đối mặt. Tuổi trung bình của 454 phụ nữ được chọn vào nghiên cứu là 30,5 ± 6,8. Thu nhập trung bình của gia đình là 7,7 ± 5,4 triệu. Hầu hết phụ nữ có cân nặng bình thường (84,4%), sống ở nông thôn (74,2%), không có bệnh kèm theo (94,5%), sống với chồng (94,3%) và chưa từng sử dụng các biện pháp tránh thai trước đây (64,1%). Điểm chất lượng sống trung bình theo thang điểm 100 ở lĩnh vực thể chất 51,5 ± 11,4, tinh thần 54,0 ± 10,3, quan hệ xã hội 60 ± 12,9 và môi trường 57,2 ± 10,9. Học vấn và không sống với chồng (chồng thường không có ở nhà) là hai yếu tố liên quan chặt chẽ đến chất lượng sống của phụ nữ ở tất cả bốn lĩnh vực thể chất, tinh thần, xã hội và môi trường sống. Các chương trình chăm sóc sức khỏe sinh sản nên lưu ý ưu tiên nhóm phụ nữ có học vấn thấp và không sống với chồng để đảm bảo phụ nữ được chăm sóc tốt nhất.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. United Nations. Contraceptive use by method 2019: Data booklet. Published 2019. https://www.un.org/development/desa/pd/sites/www.un.org.development.desa.pd/files/files/documents/2020/Jan/un_2019_contraceptiveusebymethod_databooklet.pdf.
2. Huang H, Liu S, Sharma A, Zou F, Tian F, Wu H. Factors associated with life satisfaction among married women in rural China: A cross-sectional study based on large-scale samples. Psychol Res Behav Manag. 2018;11:525-33.
3. Hou F, Cerulli C, Wittink MN, Caine ED, Qiu P. Depression, social support and associated factors among women living in rural China: A cross-sectional study. BMC Women’s Health. 2015;15(1):28.
4. United Nations. Goal 5: Achieve gender equality and empower all women and girls. Published 2015. Available from: https://sdgs.un.org/topics/gender-equality-and-womens-empowerment.
5. Yi J, Zhong B, Yao S. Health-related quality of life and influencing factors among rural left-behind wives in Liuyang, China. BMC Women’s Health. 2014;14(1):67.
6. General Statistic Ofice. Completed results of the 2019 Vietnam population and housing census. Statistical Publishing House. Hanoi; 2020.
7. General Statistics Office. Statistical Yearbook of Viet Nam: Population and Employment. Statistical Publishing House. Hanoi; 2017.
8. General Statistics Office. Statistical Yearbook of Viet Nam: Administrative unit, Land anh Climate. Statistical Publishing House. Hanoi; 2021.
9. WHO. Programme on mental health: WHOQOL User Manual. In: Division of Mental Health and Prevention of Subtance Abuse. editor. Geneva: World Health Organisation; 1998.
10. Skevington SM, Lotfy M, Connell KAO. The World Health Organization’s WHOQOL-BREF quality of life assessment: Psychometric properties and results of the international field trial a report from the WHOQOL group. Quality of Life Research. 2004;13(2):299-310.
11. Tô Gia Kiên, Huỳnh Ngọc Vân Anh, Tô Gia Quyền, và cs. Độ tin cậy và tính giá trị của WHOQOL-BREF ở nữ sinh viên điều dưỡng: một nghiên cứu dẫn đường. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 2012;Tập 16 (phụ bản của số 1):21-7.
12. Huỳnh Ngọc Vân Anh, Tô Gia Kiên, Tô Gia Quyền, và cs. Độ tin cậy và tính giá trị của WHOQOL-BREF ở người lớn tuổi có huyết áp bình thường và huyết áp cao: Một nghiên cứu dẫn đường ở Hóc Môn. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 2012;Tập 16 (Phụ bản của số 1):356-64.
13. WHO. A healthy lifestyle - WHO recommendations. Published 6th May 2010. https://www.who.int/europe/news-room/fact-sheets/item/a-healthy-lifestyle---who-recommendations#:~:text=To%20ensure%20a%20healthy%20lifestyle,see%20if%20they%20are%20overweight.
14. Đặng Thị Cẩm Tú, Tô Gia Kiên. Chất lượng cuộc sống của phụ nữ trước khi đặt dụng cụ tử cung: Một nghiên cứu thử nghiệm tại Long An. Tạp chí Y học dự phòng. 2018;28(4):152-8.
15. Keshavarzi S, Ayatollahi SMT, Zare N, Sharif F. Quality of life of childbearing age women and its associated factors: An application of seemingly unrelated regression (SUR) models. Quality of Life Research. 2013;22(6):1255-63.
16. Marmot M. Social determinants of health inequalities. Lancet. 2005;365(9464):1099-104.
17. Han K-T, Park E-C, Kim J-H, Kim SJ, Park S. Is marital status associated with quality of life?. Health and quality of life outcomes. 2014;12:109.
18. Chung W, Kim R. Are married men healthier than single women? A gender comparison of the health effects of marriage and marital satisfaction in East Asia. PLoS One. 2015;10(7):e0134260-e.
19. Mond J, Mitchison D, Latner J, Hay P, Owen C, Rodgers B. Quality of life impairment associated with body dissatisfaction in a general population sample of women. BMC Public Health. 2013;13(1):920.
20. Huang H, Liu S, Cui X, Zhang J, Wu H. Factors associated with quality of life among married women in rural China: A cross-sectional study. Qual Life Res. 2018;27(12):3255-63.
21. Park MH, Nguyen TH, Ngo TD. Dynamics of IUD use in Vietnam: Implications for family planning services at primary health care level. International journal of women’s health. 2011;3:429-34.
22. Asekun-Olarinmoye E, Adebimpe W, Bamidele J, Odu O, Asekun-Olarinmoye I, Ojofeitimi E. Barriers to use of modern contraceptives among women in an inner city area of Osogbo metropolis, Osun state, Nigeria. International journal of women’s health. 2013;5:647-55.
23. Zhao J, Li Y, Wu Y, Zhou J, Ba L, Gu X, Wang W, Yao H, Ren N, Chen J, Xu L. Impact of different contraceptive methods on quality of life in rural women of the Jiangsu province in China. Contraception. 2009;80(2):180-6.