13. Đặc điểm lâm sàng rối loạn giấc ngủ ở người bệnh sử dụng chất kích thích dạng amphetamine

Hoàng Thị Thu Hương, Nguyễn Văn Tuấn

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Người dùng chất kích thích dạng amphetamine thường có rối loạn giấc ngủ với biểu hiện phong phú: mất ngủ, ngủ nhiều, gặp ác mộng, rối loạn nhịp thức ngủ, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh, và ngược lại, các rối loạn giấc ngủ đặc biệt là mất ngủ có thể là yếu tố nguy cơ dẫn đến tái sử dụng chất. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu nhằm mô tả đặc điểm lâm sàng rối loạn giấc ngủ ở nhóm người bệnh này. Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 70 bệnh nhân được chẩn đoán Rối loạn tâm thần và hành vi do sử dụng chất kích thích dạng amphetamine điều trị nội trú tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương I và Tâm thần Hà Nội từ 08/2021 đến 05/2022. Kết quả: 85,7% người bệnh có rối loạn giấc ngủ. Trong số người bệnh có rối loạn giấc ngủ, nam giới chiếm 88,3%, đa số ở độ tuổi 30 - 39 (50%) với 60% sử dụng ma tuý trên 5 năm, có đến 96,7% có biểu hiện mất ngủ, các kiểu mất ngủ có tỷ lệ cao là khó vào giấc (86,7%), dễ tỉnh giấc (76,7%). Hầu hết người có rối loạn giấc ngủ bị ảnh hưởng đến công việc hàng ngày (73,3%), với các triệu chứng: mệt mỏi (85%), cáu gắt (76,7%), bồn chồn (66,7%).

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ lao động thương binh và xã hội. Báo cáo tình hình, kết quả thực hiện công tác phòng, chống mại dâm, cai nghiện ma tuý năm 2020 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2021. 2021:2.
2. Ardani AR, Saghebi SA, Nahidi M, et al. Does abstinence resolve poor sleep quality in former methamphetamine dependents?. Sleep Sci Sao Paulo Braz. 2016;9(3):255-260. doi: 10.1016/j.slsci.2016.11.004.
3. Nguyễn Thị Thu Vân. Đặc điểm lâm sàng ảo giác ở bệnh nhân sử dụng chất dạng Amphetamin điều trị nội trú tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương I. Luận văn Bác sỹ chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Hà Nội; 2019.
4. American Psychiatric Association. Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders Fifth Edition DSM-5. 5th ed. https://doi.org/10.1176/appi.books.9780890425596.
5. Gossop MR, Bradley BP, Brewis RK. Amphetamine withdrawal and sleep disturbance. Drug Alcohol Depend. 1982;10(2-3):177-183. doi: 10.1016/0376-8716(82)90010-2.
6. Trần Thị Hoà. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng trầm cảm ở bệnh nhân sử dụng các chất dạng amphetamin điều trị nội trú tại viện sức khỏe tâm thần. Luận văn Thạc sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội; 2016.
7. Bùi Nguyễn Hồng Bảo Ngọc. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng hội chứng cai chất dạng amphetamine trên bệnh nhân điều trị nội trú tại viện sức khoẻ tâm thần. Luận văn tốt nghiệp bác sỹ nội trú, Trường Đại học Y Hà Nội; 2013.
8. Rechtschaffen A, Maron L. The effect of amphetamine on the sleep cycle. Electroencephalogr Clin Neurophysiol. 1964;16(5):438-445. doi: 10.1016/0013-4694(64)90086-0.
9. Berro LF, Overton JS, Rowlett JK. Methamphetamine-induced sleep impairments and subsequent slow-wave and rapid eye movement sleep rebound in male rhesus monkeys. Front Neurosci. 2022; 16:866971. doi: 10.3389/fnins.2022.866971.
10. Mahsa Houshdar. The prevalence of reactive hypoglycemia in patients with methamphetamine abuse. Journal of Psychology & Psychotherapy. Published 2018. Accessed August 15, 2022. https://www.longdom.org/proceedings/the-prevalence-of-reactive-hypoglycemia-in-patients-with-methamphetamine-abuse-12917.html.
11. Honma K ichi, Honma S. Effects of methamphetamine on development of circadian rhythms in rats. Brain Dev. 1986;8(4):397-401. doi: 10.1016/S0387-7604(86)80060-2.
12. Mahoney JJ, Garza RDL, Jackson BJ, et al. The relationship between sleep and drug use characteristics in participants with cocaine or methamphetamine use disorders. Psychiatry Res. 2014;219(2):367-371. doi: 10.1016/j.psychres.2014.05.026.
13. Miller MM, Hajdukovic R, Erman MK. Treatment of Narcolepsy with Methamphetamine. Sleep. 1993;16(4):306-317.