18. Hội chứng chuyển hóa và độ nặng thoái hóa khớp gối theo giai đoạn X-quang ở người trên 40 tuổi
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Thoái hóa khớp gối và hội chứng chuyển hóa là gánh nặng y tế trên toàn thế giới do vấn đề béo phì và già hóa dân số tăng nhanh. Mục tiêu nghiên cứu nhằm đánh giá mối liên quan giữa hội chứng chuyển hóa và các thành phần của nó với độ nặng thoái hóa khớp gối theo giai đoạn X-quang ở người trên 40 tuổi. Nghiên cứu được thực hiện trên 430 người trên 40 tuổi đăng ký tham gia tại Phòng nghiên cứu Cơ Xương, Trường Đại học Tôn Đức Thắng từ 01/2022 đến 06/2022. Kết quả cho thấy ở người thoái hóa khớp gối trên 40 tuổi, hội chứng chuyển hóa làm tăng khả năng tiến triển đến giai đoạn X-quang muộn gấp 3,26 lần (KTC 95%: 2,11 - 5,04, p < 0,001), sau khi hiệu chỉnh cho các yếu tố gây nhiễu, mối liên quan vẫn duy trì với OR hiệu chỉnh = 1,78 (KTC 95%: 1,09 - 2,90, p = 0,020). Ngoài ra, tăng vòng eo, tăng huyết áp và tăng đường huyết cũng làm tăng khả năng tiến triển đến giai đoạn X-quang muộn với OR lần lượt là 2,89; 2,59 và 2,65.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Hội chứng chuyển hóa, Thoái hóa khớp gối, Giai đoạn Xquang
Tài liệu tham khảo
2. Ho-Pham LT, Lai TQ, Mai LD, Doan MC, Pham HN, Nguyen TV. Prevalence of radiographic osteoarthritis of the knee and its relationship to self-reported pain. PLoS One. 2014;9(4):e94563.
3. Cross M, Smith E, Hoy D, et al. The global burden of hip and knee osteoarthritis: estimates from the global burden of disease 2010 study. Ann Rheum Dis. Jul 2014;73(7):1323-1330.
4. Smith R, Egger P, Coggon D, Cawley M, Cooper C. 9. Kellgren JH, Lawrence JS. Radiological assessment of Osteoarthritis of the hip joint and acetabular dysplasia in osteoarthritis. Ann Rheum Dis. 1957;16:494-502.
5. Liu S-Y, Zhu W-T, Chen B-W, Chen Y-H, Ni G-X. Bidirectional association between metabolic syndrome and osteoarthritis: A meta-analysis of observational studies. Diabetology & Metabolic Syndrome. 2020;12(1):38.
6. Kaur J. A comprehensive review on metabolic syndrome. Cardiology research and practice. 2014;2014.
7. Nguyễn Thị Thanh Mai. Nghiên cứu hội chứng chuyển hóa, nồng độ leptin, Il-1b huyết tương ở bệnh nhân thoái hóa khớp gối nguyên phát. Luận văn Tiến sĩ Y học. Trường Đại học Y Hà Nội 2019.
8. Altman RD. Classification of disease: Osteoarthritis. Paper presented at: Seminars in arthritis and rheumatism 1991.
9. Alberti K, Eckel RH, Grundy SM, et al. Harmonizing the metabolic syndrome: a joint interim statement of the international diabetes federation task force on epidemiology and prevention; national heart, lung, and blood institute; American heart association; world heart federation; international atherosclerosis society; and international association for the study of obesity. Circulation. 2009;120(16):1640-1645.
10. Puenpatom RA, Victor TW. Increased prevalence of metabolic syndrome in individuals with osteoarthritis: An analysis of NHANES III Data. Postgraduate Medicine. 2009;121(6):9-20.
11. Abourazzak F, Talbi S, Lazrak F, et al. Does metabolic syndrome or its individual components affect pain and function in knee osteoarthritis women? Curr Rheumatol Rev. May 21, 2015.
12. Jungmann PM, Kraus MS, Alizai H, et al. Association of metabolic risk factors with cartilage degradation assessed by T2 relaxation time at the knee: data from the osteoarthritis initiative. Arthritis Care Res (Hoboken). Dec 2013;65(12):1942-1950.
13. Vasilic-Brasnjevic S, Marinkovic J, Vlajinac H, et al. Association of body mass index and waist circumference with severity of knee osteoarthritis. Acta reumatologica portuguesa. 2016;41(3):226-231.
14. Zhang YM, Wang J, Liu XG. Association between hypertension and risk of knee osteoarthritis: A meta-analysis of observational studies. Medicine (Baltimore). Aug 2017;96(32):e7584.
15. Chanchek N, Gersing AS, Schwaiger BJ, et al. Association of diabetes mellitus and biochemical knee cartilage composition assessed by T(2) relaxation time measurements: Data from the osteoarthritis initiative. J Magn Reson Imaging. Feb 2018;47(2):380-390.