11. Dẫn lưu đường mật qua da cấp cứu trong điều trị viêm đường mật cấp do sỏi tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Tô Quang Hưng, Trần Bảo Long, Vũ Đình Hùng, Hoàng Bùi Hải

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá kết quả điều trị nội khoa kết hợp với dẫn lưu đường mật qua da cấp cứu ở bệnh nhân viêm đường mật cấp do sỏi tại Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Đây là một nghiên cứu mô tả, hồi cứu 32 bệnh nhân viêm đường mật cấp do sỏi, được điều trị nội khoa và dẫn lưu đường mật qua da. Kết quả có 31/32 (96,9%) bệnh nhân ổn định, có 1 trường hợp diễn biến nặng và tử vong tại nhà. Thời gian nằm tại khoa Cấp cứu và Hồi sức tích cực từ 2 - 20 ngày. Dẫn lưu qua đường mật gan trái được thực hiện ở 18/32 (65%) bệnh nhân. Có 3/32 (9,4%) bệnh nhân xuất hiện biến chứng chảy máu đường mật và 1 bệnh nhân biến chứng nhiễm trùng chân dẫn lưu. Nghiên cứu cho thấy kết hợp dẫn lưu đường mật qua da cấp cứu với điều trị nội khoa ở bệnh nhân viêm đường mật cấp do sỏi tại khoa Cấp cứu cho kết quả tốt, tỷ lệ biến chứng thấp và thời gian nằm hồi sức cấp cứu ngắn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. J.Schneider, A.Hapfelmeier, S.Thores, et al (2016). Mortality Risk for Acute Cholangitis (MAC): a risk prediction model for in-hospital mortality in patients with acute cholangitis. BMC Gastroenterol, 16, 1-8.
2. Lan Cheong Wah (2017). Acute cholangitis: current concepts. ANZ Journal of Surgery, 87 (7), 554–559.
3. Y. Kimura, T. Takada, Y. Kawarada et al (2007). Definitions, pathophysiology, and epidemiology of acute cholangitis and cholecystitis: Tokyo Guidelines. Journal of Hepato-Biliary-Pancreatic Surgery, 14 (1), 15-26.
4. B. M. Reynolds, E. L. Dargan (1958). Acute obstructive cholangitis – a distinct clinical syndrome. Annals of Surgery, 150, 289–303.
5. M. Sekimoto, T. Takada, Y. Kawarada et al (2007). Need for criteria for the diagnosis and severity assessment of acute cholangitis and cholecystitis: Tokyo Guidelines. Journal of Hepato-Biliary-Pancreatic Surgery, 14(1), 11–14.
6. F. Miura, K. Okamoto, T. Takada et al (2018). Tokyo Guidelines 2018: initial management of acute biliary infection and flowchart for acute cholangitis. Journal of Hepato-Biliary-Pancreatic Sciences, 25(1), 31–40.
7. B. D. Yıldız, S. Özden, B. Saylam, et al (2018). Simplified scoring system for prediction of mortality in acute suppurative cholangitis. The Kaohsiung Journal of Medical Sciences, 34(7), 415–419.
8. Buyukasik K, Toros AB, Bektas H, et al (2013). Diagnostic and therapeutic value of ERCP in acute cholangitis. ISRN Gastroenterol. 4.
9. Nennstiel S, Weber A, Frick G, et al (2015). Drainage-related Complications in Percutaneous Transhepatic Biliary Drainage: An Analysis Over 10 Years. Journal of clinical gastroenterology, 49(9), 764–770.
10. Phạm Hoàng Hà, Lê Thanh Dũng (2016). Dẫn lưu đường mật qua da trước mổ ở bệnh nhân tắc mật do u. Tạp chí Nghiên cứu Y học, 101 (3), 64-71.
11. Trần Bảo Long (2014). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, nguyên nhân và kết quả điều trị các trường hợp sỏi mật mổ lại. Luận án tiến sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
12. Chung Hoàng Phương, Nguyễn Đình Luân, Trần Minh Hiền và cộng sự (2017). Kết quả dẫn lưu, đặt stent kim loại đường mật xuyên gan qua da ở bệnh nhân tắc mật do ung thư tiến xa. Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, 21(1), 18-35.
13. Harumi Gomi, Joseph S. Solomkin, David Schlossberg et al (2018). Tokyo Guidelines 2018: Antimicrobial therapy for acute cholangitis and cholecystitis. Journal of Hepato - Biliary - Pancreatic Sciences, 25 (1), 3 - 16.
14. Phạm Hoàng Hà, Lê Thanh Dũng (2016). Dẫn lưu đường mật qua da trước mổ ở bệnh nhân tắc mật do u. Tạp chí Nghiên cứu Y học, 101 (3), 64-71.