13. Kết quả sớm của tán sỏi nội soi bằng ống soi mềm kỹ thuật số điều trị sỏi tiết niệu tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Hoàng Long, Nguyễn Đình Bắc

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục đích của nghiên cứu này là đánh giá kết quả sớm của tán sỏi nội soi bằng ống soi mềm kỹ thuật số trong điều trị sỏi tiết niệu. Chúng tôi tiến hành một nghiên cứu mô tả hồi cứu từ tháng 6/2021 đến tháng 6/2022. Nghiên cứu này gồm 84 bệnh nhân, tuổi trung bình là 49,9 ± 13,6 tuổi, tỷ lệ nam và nữ lần lượt là 67,9% và 32,1%. Kích thước trung bình của sỏi là 12,6 ± 3,3mm. Có 69% bệnh nhân không cần đặt JJ trước tán sỏi và 31% bệnh nhân phải đặt JJ, trong đó nguyên nhân chính là do hẹp niệu quản. Có 2 cỡ Sheath niệu quản được sử dụng là 12F và 14F với tỷ lệ lần lượt là 95,2% và 4,8%. Chỉ có 1 bệnh nhân (1,2%) không đặt JJ sau tán sỏi và 98,8% bệnh nhân còn lại được đặt JJ trong đó đa số bệnh nhân được đặt JJ số 6 (63,1%). Tỷ lệ sạch sỏi ngay sau phẫu thuật là 88,1% và tỷ lệ này sau 1 tháng là 91,7%. Thời gian phẫu thuật trung bình là 56,4 ± 14,5 phút và thời gian nằm viện trung bình là 1,4 ± 1,1 ngày. Tỷ lệ biến chứng độ I và II theo phân loại Clavien-Dindo lần lượt là 7,2% và 8,4%, chúng tôi không ghi nhận bệnh nhân nào có biến chứng từ độ III trở lên. Như vậy, TSOM là một phương pháp có tỷ lệ sạch sỏi cao, trong khi đó tỷ lệ các biến chứng sớm thấp trong điều trị các trường hợp sỏi tiết niệu ≤ 20mm.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bozkurt OF, Resorlu B, Yildiz Y, et al. Retrograde intra-renal surgery versus percutaneous nephrolithotomy in the management of lower-pole renal stones with a diameter of 15 to 20 mm. J Endourol. 2011; 25: 1131-5.
2. Akman T, Binbay M, Ozgor F, et al. Comparison of percutaneous nephrolithotomy and retrograde flexible nephrolithotripsy for the management of 2 - 4cm stones: A matched-pair analysis. BJU Int. 2012;109:1384-9.
3. Akman T, Binbay M, Ugurlu M, et al. Outcomes of retrograde intrarenal surgery compared with percutaneous nephrolithotomy in elderly patients with moderate-size kidney stones: A matched-pair analysis. J Endourol. 2012;26:625-9.
4. Giusti G, Proietti S, Peschechera R, et al. Sky is no limit for ureteroscopy: Extending the indications and special circumstances. World J Urol. 2015; 33:257-73.
5. Giusti G, Proietti S, Cindolo L, et al. Is retrograde intrarenal surgery a viable treatment option for renal stones in patients with solitary kidney?. World J Urol. 2015; 33:309-14.
6. C. Türk, T. Knoll, A. Petrik, et al. Guidelines on Urolithiasis. European Association Guidelines. 2022.
7. Karaolides T, Bach C, Kachrilas S, et al. Improving the durability of digital flexible ureteroscopes. Urology. 2013; 81:717-22.
8. Assimos D, Krambeck A, Miller NL, et al. Surgical management of stones: AUA/Endourology society guideline. The Journal of Urology. 2016;196(4):1153-60.
9. Francesco Berardinelli, Silvia Proietti, Luca Cindolo. A prospective multicenter European study on flexible ureterorenoscopy for the management of renal stone. Int Braz J Urol. 2016; 42:479-86.
10. Özcan Kılıç, Murat Akand, Ben Van Cleynenbreuge. Retrograde intrarenal surgery for renal stones - Part 2. Turk J Urol. 2017;43:252-60.
11. Ito Hiroki, Sakamaki Kentaro, Kawahara Takashi, et al. Development and internal validation of a nomogram for predicting stone-free status after flexible ureteroscopy for renal stones. BJU International. 2015;115(3):446-451.
12. Hyeong Dong Yuk, Juhyun Park, Sung Yong Cho, et al. The effect of preoperative ureteral stenting in retrograde Intrarenal surgery: A multicenter, propensity score-matched study. BMC Urology. 2020;20:147.
13. Lai Dehui, He Yongzhong, Li Xun, et al. RIRS with vacuum-assisted ureteral access sheath versus MPCNL for the treatment of 2 - 4cm renal stone. BioMed Research International. 2020;1-8.
14. Hanan Goldberg, Dor Golomb, Yariv Shtabholtz, et al. The “old” 15mm renal stone size limit for RIRS remains a clinically signifcant threshold size. World J Urol. 2017.