27. Phẫu thuật nội soi lồng ngực chẩn đoán nguyên nhân của tràn dịch tiết khoang màng phổi tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Nguyễn Duy Thắng, Nguyễn Duy Gia, Đoàn Quốc Hưng, Bùi Xuân Trường, Vũ Ngọc Tú

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đối với các bệnh nhân tràn dịch màng phổi dịch tiết, cần phải chẩn đoán nguyên nhân bệnh lý tại phổi và khoang màng phổi để điều trị. Phẫu thuật nội soi lồng ngực chẩn đoán được áp dụng để chẩn đoán nguyên nhân tràn dịch của các bệnh nhân (BN) này nếu không thể chẩn đoán được nguyên nhân bằng các phương pháp khác tại Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội. Nghiên cứu được thực hiện theo phương pháp mô tả cắt ngang gồm 47 bệnh nhân được phẫu thuật từ tháng 8/2018 đến tháng 12/2021. Các bệnh nhân trong nghiên cứu có độ tuổi trung bình là 51, nguyên nhân chính là lao phổi có 28 trường hợp, chiếm 60%, các nguyên nhân khác bao gồm viêm, ung thư chiếm tỷ lệ lần lượt là 25% và 15%. Thời gian phẫu thuật trung bình là 61 phút, thời gian lưu dẫn lưu màng phổi sau mổ là 3,6 ngày. Không có trường hợp bệnh nhân nào tử vong, có 1 trường hợp có biến chứng tràn khí màng phổi sau mổ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Hyuna Sung, Rebecca L. Siegel, Jacques Ferlay. Global Cancer Statistics 2020: GLOBOCAN Estimates of Incidence and Mortality Worldwide for 36 Cancers in 185 Countries. ACS journals. 2021; 71(3): 209-249.
2.Vũ Khắc Đại. Nghiên Cứu Vai Trò Của Nội Soi Màng Phổi Ống Mềm Trong Chẩn Đoán Nguyên Nhân Tràn Dịch Màng Phổi. Luận văn tiến sỹ Y học. Trường Đại học Y Hà Nội; 2016.
3. Nguyễn Hoài Nam. Nghiên cứu vai trò của nội soi lồng ngực trong việc chẩn đoán bản chất của nốt đơn độc. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 2010; 1(14).
4. Kiani A, Abedini A, Karimi M. Diagnostic Yield of Medical Thoracoscopy in Undiagnosed Pleural Effusion. Tanaffos. 2015; 14(3): 227-258.
5. Tanigawa, Y, Nakamura, K, Yamashita, T. Changes in respiratory mechanics of artificial pneumothorax two-lung ventilation in video-assisted thoracoscopic esophagectomy in prone position. Sci Rep. 2021; 11: 6978.
6. Buchanan DR, Neville E. Thoracoscopy for Physicians: A Practical Guide. Vol VIII. 1st ed. Elsevier; 2004.
7. Rozman A, Camlek L, Marc-Malovrh M, Triller N. Rigid versus semi-rigid thoracoscopy for the diagnosis of pleural disease: a randomized pilot study. Respirology. 2013; 18(4): 704-714.
8. Arkin FS, Kutluk AC, Gorgun D. The diagnostic role of video-assisted thoracoscopic surgery in exudative pleural effusion and follow-up results in patients with nonspecific pleuritis. J Pak Med Assoc. 2019; 69(8): 1103-1107.
9. Hai Viet Nguyen, Hoa Binh Nguyen, Nhung Viet Nguyen. Decline of Tuberculosis Burden in Vietnam Measured by Consecutive National Surveys, 2007-2017. Emerging Infectious Diseases. 2021; 27(3): 872-879.
10. Dhooria S. A randomized trial comparing the diagnostic yield of rigid and semirigid thoracoscopy in undiagnosed pleural effusions. Respir Care. 2014; 59(5): 756-800.