18. Đặc điểm kháng kháng sinh của enterococcus faecalis kháng fluoroquinolone phân lập từ người, động vật và thực phẩm

Hoàng Thị An Hà, Nguyễn Vũ Trung, Nguyễn Hà Thanh, Phạm Duy Thái, Nguyễn Thị Lan Hương , Trần Thị Mai Hưng, Trần Huy Hoàng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Enterococcus faecalis là tác nhân gây nhiễm trùng cơ hội phổ biến ở bệnh viện và cộng đồng. Sự sẵn có của nó trong nhiều môi trường khác nhau và khả năng đề kháng với nhiều loại kháng sinh đã làm cho vai trò của E. faecalis ngày càng quan trọng hơn. Fluoroquinolone là nhóm kháng sinh được sử dụng rộng rãi trong lâm sàng, đặc biệt là trên bệnh nhân nhiễm trùng đường tiết niệu mà E. faecalis là tác nhân vi khuẩn gram dương gây bệnh thường gặp. Sự tiêu thụ fluoroquinolone trong bệnh viện, trong chăn nuôi đã tạo ra áp lực chọn lọc cho sự đề kháng, theo thực phẩm và sinh vật trung gian, ví dụ như ruồi hoàn toàn có thể đươc lan truyền. 466 chủng E. faecalis từ các mẫu phân người, phân gà, ruồi và thực phẩm chợ được phân lập. Tỷ lệ kháng ciprofloxacin 19,5%, kháng levofloxacin 17,6%. Thử nghiệm tính nhạy cảm của các chủng kháng fluoroquinolone với các kháng sinh khác cho thấy tỷ lệ kháng cao với macrolide, phenicol, tetracylin (> 90%), kháng aminoglycosid mức độ cao (27,5% - 53,9%) và kháng linezolid (63,7%). Nhạy cảm tốt với penicillin và ampicillin. Gen liên quan sự đề kháng là gyrA (có mặt trong 14,4% chủng kháng ciprofloxacin, 18,5% chủng kháng levofloxacin), emeA, ermA, ermB, cat, fexA, tetM, tetL và tetK. 100% chủng kháng linezolid mang optrA, không tìm thấy poxtA. Các gen aac(6′)-Ie/aph(2′′)-Ia, aph(3′)-IIIa, ant(6’)-Ia xuất hiện trong các chủng kháng aminoglycosid mức độ cao. emeA, gen quy định cơ chế kháng bơm đẩy có mặt rộng rãi trên các chủng E. faecalis phân lập được nhưng không có mối liên hệ có ý nghĩa thống kê đối với mức độ kháng fluoroquinolone.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Diane S. Daniel SML, Han M. Gan et al. Genetic diversity of Enterococcus faecalis isolated from environmental, animal and clinical sources in Malaysia. Journal of Infection and Public Health. 2017; 10: 617-623.
2. Gaglio R, NC, CM. Evaluation of antimicrobial resistance and virulence of enterococci from equipment surfaces, raw materials, and traditional cheese. International Journal of Food Microbiology. 2016; 236 (2016): 107-114.
3. Hamideh Askari LF, Hamid Reza Pordeli et al. Frequency Distribution of Fluoroquinolones-Resistant Enterococcus faecalis Isolates from Patients with Prostatitis in Golestan Province, Iran. Medical Laboratory Journal. 2019; 13(4): 29-33.
4. Tram QA, và cs. Nghiên cứu đặc điểm kháng kháng sinh của các chủng vi khuẩn Gam dương gây nhiễm khuẩn tiết niệu tại Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An. Tạp chí Y học Việt Nam. 2022; Số 1: 257-261.
5. Oyamada Y, H. Ito, M. Inoue, Yamagishi. aJ. Topoisomerase mutations and efflux are associated with fluoroquinolone resistance in Enterococcus faecalis. J Med Microbiol. 2006; 55: 1395-1401.
6. Kim MC, and G. J. Woo. Characterization of antimicrobial resistance and quinolone resistance factors in high-level ciprofloxacin-resistant Enterococcus faecalis and Enterococcus faecium isolates obtained from fresh produce and fecal samples of patients. J Sci Food Agric. 2016; 97: 2858-2864.
7. HC Kuo, CC Chous, CD Chang, al e. Characterization of Quinolone-Resistant Enterococcus faecalis Isolates from Healthy Chickens and Pigs in Taiwan. Journal of Food and Drug Analysis. 2009; 17(6): 443-450.
8. Esfahani S, Ahmadrajabi R, al HMe. Co-Incidence of Type II Topoisomerase Mutations and Efflux Expression in High Fluoroquinolone Resistant Enterococcus faecalis Isolated from Urinary Tract Infection. Infection and Drug Resistance. 2020; 13: 553-559.
9. CLSI. M100-ED31:2021 Performance Standards for Antimicrobial Susceptibility Testing, 31st Edition. 2021; 31.
10. Demirgül F, Tuncer Y. Detection of Antibiotic Resistance and Resistance Genes in Enterococci Isolated from Sucuk, a Traditional Turkish Dry-Fermented Sausage. Korean J Food Sci Anim Resou. 2017; 37(5): 670-681.
11. Jia W, Li G, Wang W. Prevalence and Antimicrobial Resistance of Enterococcus Species: A Hospital-Based Study in China. International journal of environmental research and public health. 2014; 11(3): 3424-3442.
12. Wang Y LY, Cai J, et al. A novel gene, optrA, that confers transferable resistance to oxazolidinones and phenicols and its presence in Enterococcus faecalis and Enterococcus faecium of human and animal origin.. J Antimicrob Chemother. 2015; 70(8): 2182-2190.
13. Jennifer K. Bender, Carola Fleige, Ingo Klare, Werner G. Development of a multiplex-PCR to simultaneously detect acquired linezolid resistance genes cfr, optrA and poxtA in enterococci of clinical origin. Journal of Microbiological Methods. 2019; 160: 101-103.
14. Corinna Kehrenberg, Schwarz S. Florfenicol-Chloramphenicol Exporter Gene fexA Is Part of the Novel Transposon Tn558. ASM Journals/Antimicrobial Agents and Chemotherapy. 2005; 49: 813-815.
15. Fakhri Haghi, Vahid Lohrasbi, Zeighami H. High incidence of virulence determinants, aminoglycoside and vancomycin resistance in enterococci isolated from hospitalized patients in Northwest Iran. BMC Infectious Diseases. 2019; 19: 744.
16. WHO. 19th WHO model list of essential medicines (April 2015). 2015; WHO, Geneva.
17. Jochen Schulz, Nicole Kemper, Hartung J, al e. Analysis of fluoroquinolones in dusts from intensive livestock farming and the co-occurrence of fluoroquinolone-resistant Escherichia coli. Scientific Reports 2019; 9: 5117.
18. Jiyeun Kate Kim, Ki Yup Nam, In Young Chung, elat. Emerging Enterococcus isolates in postoperative endophthalmitis by selection pressure of fluoroquinolones: An 11-year multicenter and experimental study. Emerging Microbes & Infections 2020; 9(1): 1892-1899.
19. KIM YB, SEO HJ, SEO KW, et al. Characteristics of High-Level Ciprofloxacin-Resistant Enterococcus faecalis and Enterococcus faecium from Retail Chicken Meat in Korea. Journal of Food Protection. 2018; 81(8): 157-1363.
20. Tanih GN. Genotypic and Phenotypic characterization of enterococci from cow dung and environmental water sources in three selected dairy farms in Amathole District. University of Fort Hare, South Africa. 2016;
21. N. Ünal ŞA, and M. Yildirim. Antibiotic resistance profile of Enterococcus faecium and Enterococcus faecalis isolated from broiler cloacal samples. Turkish Journal of Veterinary & Animal Sciences. 2017; 41(2): 199-203.
22. He T SY, Schwarz S, et al. Genetic environment of the transferable oxazolidinone/phenicol resistance gene optrA in Enterococcus faecalis isolates of human and animal origin. . J Antimicrob Chemother. 2016; 71: 1466-1473.
23. Young-Hee Jung, Min-Hyeok Cha, Gun-Jo Woo, Chi. Y-M. Characterization of oxazolidinone and phenicol resistance genes in non-clinical enterococcal isolates from Korea. Journal of global antimicrobial resistance. 2021; 24: 363-368.
24. sSu R, Peng Y, Wang Z, Wu HYaQ. Identification of two novel type II topoisomerase mutations in Enterococcus spp. isolated from a hospital in China. Arch Biol Sci. 2021; 73(3): 407-414.