35. Đánh giá tác dụng lên cơ trơn tử cung của viên nén An Nguyệt Khang trên thực nghiệm

Nguyễn Thị Như Quỳnh, Đàm Đình Tranh, Đinh Thị Thu Hằng, Trần Thanh Tùng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu được tiến hành nhằm đánh giá tác dụng lên cơ trơn tử cung của viên nén An Nguyệt Khang trên thực nghiệm. Tác dụng lên cơ trơn tử cung của viên nén An Nguyệt Khang được đánh giá trên mô hình tử cung cô lập trên chuột cống trắng chủng Wistar và mô hình gây đau bụng kinh bằng oxytocin trên chuột nhắt chủng Swiss. Kết quả nghiên cứu trên mô hình tử cung chuột cống cô lập cho thấy viên nén An Nguyệt Khang cả 2 liều 132,4 mL/100ml Tyrod và 264,8 mg/100 mL Tyrod làm giảm rõ rệt tần số và biên độ co bóp của tử cung cô lập. Trên mô hình gây đau bụng kinh trên chuột nhắt trắng, viên nén An Nguyệt Khang liều 1,3 g/kg/ngày uống liên tục trong 7 ngày có xu hướng làm giảm cơn đau bụng trên chuột nhắt; trong khi viên nén An Nguyệt Khang liều 2,6 g/kg/ngày uống liên tục trong 7 ngày thể hiện tác dụng rõ rệt làm giảm cơn đau bụng trên chuột nhắt trắng. Như vậy, viên nén An Nguyệt Khang là sản phẩm có nguồn gốc từ dược liệu thể hiện tác dụng giảm co thắt cơ trơn tử cung và giảm đau do co thắt cơ trơn tử cung trên mô hình tử cung cô lập và mô hình đau bụng kinh trên thực nghiệm.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Primary Dysmenorrhea Consensus Guideline. J Obstet Gynaecol Can. 2005; 27(12): 1117-1130.
2. Guimarães I, Póvoa AM. Primary Dysmenorrhea: Assessment and Treatment. Rev Bras Ginecol E Obstet Rev Fed Bras Soc Ginecol E Obstet. 2020; 42(8): 501-507.
3. Nagy H, Khan MA. Dysmenorrhea. In: StatPearls. StatPearls Publishing; 2023. Accessed September 8, 2023.
4. Ju H, Jones M, Mishra G. The prevalence and risk factors of dysmenorrhea. Epidemiol Rev. 2014; 36: 104-113.
5. Dawood MY. Primary dysmenorrhea: advances in pathogenesis and management. Obstet Gynecol. 2006; 108(2): 428-441.
6. Sharghi M, Mansurkhani SM, Larky DA, et al. An update and systematic review on the treatment of primary dysmenorrhea. JBRA Assist Reprod. 2019; 23(1): 51-57.
7. Pellow J, Nienhuis C. Medicinal plants for primary dysmenorrhoea: A systematic review. Complement Ther Med. 2018; 37: 13-26.
8. Li Z, Wang L, Cong Y, et al. Flucrypyrim, a novel uterine relaxant, has antinociceptive and anti-inflammatory effects in vivo. Sci Rep. 2017; 7: 42040.
9. YANG L, CAO Z, YU B, CHAI C. An in vivo mouse model of primary dysmenorrhea. Exp Anim. 2015; 64(3): 295-303.
10. Chen Y, Li N, Wang D, Fan J, Chu R, Li S. Analysis of Raw and Processed Cyperi Rhizoma Samples Using Liquid Chromatography-Tandem Mass Spectrometry in Rats with Primary Dysmenorrhea. J Vis Exp JoVE. 2022; (190).
11. Xie Q, Zhang L, Xie L, et al. Z-ligustilide: A review of its pharmacokinetics and pharmacology. Phytother Res PTR. 2020; 34(8): 1966-1991.