16. Bước đầu đánh giá hiệu quả của kích thích buồng trứng nhẹ và gom noãn ở bệnh nhân giảm dự trữ buồng trứng

Trịnh Thị Ngọc Yến, Ngô Thị Hải Yến, Trần Thị Phương Hoa, Lê Ngọc Dung, Nguyễn Thanh Hoa, Đào Thị Thúy Phượng, Nguyễn Mạnh Hà

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu mô tả hồi cứu nhằm đánh giá hiệu quả phối hợp điều trị của phác đồ kích thích buồng trứng nhẹ và gom noãn bằng đông noãn thủy tinh hóa trên nhóm bệnh nhân giảm dự trữ buồng trứng. Kết quả nghiên cứu trên 26 bệnh nhân với 180 noãn, trong đó có 77 noãn đông lạnh và 103 noãn tươi cho thấy số noãn trưởng thành gom được/bệnh nhân là 7,85 ± 3,52, số lượng phôi ngày 2 trung bình/bệnh nhân là 5,31 ± 2,42. Với noãn đông lạnh tỷ lệ noãn sống sau rã đông là 91,22%. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ tạo phôi, số lượng và chất lượng phôi ngày 2 ở nhóm sử dụng noãn đông và noãn tươi để tiêm tinh trùng vào bào tương noãn. Tỷ lệ có thai, tỷ lệ làm tổ, tỷ lệ thai lâm sàng lần lượt là 50%, 28,89%, 38,46%. Kết hợp giữa kích thích buồng trứng nhẹ và gom noãn bước đầu cho thấy có hiệu quả ở nhóm bệnh nhân giảm dự trữ buồng trứng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Yin J, Chang HM, Li R, Leung PCK. Recent progress in the treatment of women with diminished ovarian reserve. Gynecology and Obstetrics Clinical Medicine. 2021;1(4):186-189. doi:10.1016/j.gocm.2021.10.004
2. Strauss JF, Williams CJ. Chapter 8 - Ovarian Life Cycle. In: Strauss JF, Barbieri RL, eds. Yen and Jaffe’s Reproductive Endocrinology (Eighth Edition). Elsevier; 2019:167-205.e9. doi:10.1016/B978-0-323-479 12-7.00008-1
3. Jirge PR. Poor ovarian reserve. J Hum Reprod Sci. 2016;9(2):63-69. doi:10.4103/0974-1208.183514
4. Wang P, Zhao C, Xu W, et al. The association between the number of oocytes retrieved and cumulative live birth rate in different female age strata. Sci Rep. 2023;13(1):14516. doi:10.1038/s41598-023-41842-7
5. Lee KS, Lin MH, Hwu YM, et al. The live birth rate of vitrified oocyte accumulation for managing diminished ovarian reserve: a retrospective cohort study. Journal of Ovarian Research. 2023;16(1):49. doi:10.1186/s13048-023-01128-y
6. Practice Committees of the American Society for Reproductive Medicine and the Society for Assisted Reproductive Technology. Mature oocyte cryopreservation: A guideline. Fertil Steril. 2013;99(1):37-43. doi:10.1016/j.fertnstert.2012.09.028
7. Youssef MAF, van Wely M, Mochtar M, et al. Low dosing of gonadotropins in in vitro fertilization cycles for women with poor ovarian reserve: systematic review and meta-analysis. Fertility and Sterility. 2018;109(2):289-301. doi:10.1016/j.fertnstert.2017.10.033
8. Humaidan P, Alviggi C, Fischer R, et al. The novel POSEIDON stratification of “Low prognosis patients in Assisted Reproductive Technology” and its proposed marker of successful outcome. F1000Res. 2016;5:2911. doi:10.12688/f1000research.10382.1
9. Kuwayama M, Vajta G, Kato O, et al. Highly efficient vitrification method for cryopreservation of human oocytes. Reproductive BioMedicine Online. 2005;11(3):300-308. doi:10.1016/S1472-6483(10)60837-1
10. Shin J, Kwon H, Choi DH, et al. Accumulated Vitrified Embryos Could Be a Method for Increasing Pregnancy Rates in Patients with Poor Ovarian Response. Journal of Clinical Medicine. 2022;11(17):4940. doi:10.3390/jcm11174940
11. Trịnh Thị Ngọc Yến, Dương Tiến Tùng, Hồ Nguyệt Minh, và cs. Chất lượng noãn, phôi và kết quả có thai của phác đồ kích thích buồng trứng nhẹ so với phác đồ kích thích buồng trứng liều cao ở bệnh nhân giảm dự trữ buồng trứng. Tạp chí Nghiên cứu Y học. 2022;159(11):132-139.
12. Cobo A, Garrido N, Crespo J, et al. Accumulation of oocytes: A new strategy for managing low-responder patients. Reprod Biomed Online. 2012;24(4):424-432. doi:10.1016/j.rbmo.2011.12.012
13. Khả LTH, Cầm TT, Toàn PD. Kết quả đông lạnh noãn ở bệnh nhân điều trị thụ tinh trong ống nghiệm. Tạp chí Phụ sản. 2020;18(1):45-48. doi:10.46755/vjog.2020.1.778
14. Walker Z, Lanes A, Ginsburg E. Oocyte cryopreservation review: outcomes of medical oocyte cryopreservation and planned oocyte cryopreservation. Reprod Biol Endocrinol. 2022;20:10. doi:10.1186/s12958-021-00884-0