39. Đánh giá tác dụng của dung dịch xịt họng YHN trong điều trị viêm họng cấp trên thực nghiệm
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá tác dụng của dung dịch xịt họng YHN trong điều trị viêm họng trên mô hình chuột cống trắng gây viêm họng cấp bằng dung dịch amoniac 15%. Chuột bị viêm họng cấp được xịt họng YHN liều 200 µl/lần, một lần/ngày và 200 µl/lần, hai lần/ngày hoặc thuốc chứng dương Anginovag liều 200 µl/lần, một lần/ngày trong 3 ngày liên tục. Chuột được nội soi họng để xác định tình trạng viêm tại thời điểm trước khi gây mô hình, sau khi gây mô hình và trong vòng 3 ngày xịt thuốc thử/chứng dương. Tại thời điểm kết thúc nghiên cứu, chuột được lấy máu để định lượng số lượng bạch cầu, số lượng bạch cầu đoạn trung tính và đánh giá mức độ viêm của niêm mạc họng trên hình ảnh vi thể. Kết quả nghiên cứu cho thấy, dung dịch xịt họng YHN thể hiện tác dụng chống viêm thông qua việc giảm điểm đánh giá mức độ viêm trên hình ảnh nội soi họng và hình ảnh vi thể họng. Đồng thời, dung dịch xịt họng YHN làm giảm số lượng bạch cầu và bạch cầu đoạn trung tính. Như vậy, dung dịch xịt họng chứa xịt họng YHN có tác dụng chống viêm trên mô hình gây viêm họng bằng dung dịch ammoniac 15%.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Dung dịch xịt họng YHN, viêm họng cấp, amoniac, thực nghiệm
Tài liệu tham khảo
2. Phạm Khánh Hoà. Tai mũi họng: Viêm họng. Nhà xuất bản Y học. 2012;95- 101.
3. Brennan-Krohn Thea, Ozonoff Al, Sandora Thomas. Adherence to guidelines for testing and treatment of children with pharyngitis: A retrospective study. BMC Pediatrics. 2018;18.
4. Xu Min, Hu Tian Young, Li Dong Cai, et al. Yan-Hou-Qing formula attenuates ammonia-induced acute pharyngitis in rats via inhibition of NF-κB and COX-2. BMC Complementary Medicine and Therapies. 2020;20:1-13.
5. Liu Baosong, Bai Ming, Peng Mengfan, et al. Anti-inflammatory effect and the effect on acute pharyngitis rats model of compound Lobelia oral liquid. Saudi Journal of Biological Sciences. 2019;26(3):577-581.
6. Huang Shuai, Zhang Cui Ping, Wang Kai, et al. Recent advances in the chemical composition of propolis. Molecules. 2014;19(12):19610-19632.
7. Holzinger Felix, Chenot Jean Francois. Systematic review of clinical trials assessing the effectiveness of ivy leaf (Hedera helix) for acute upper respiratory tract infections. Evidence-Based Complementary and Alternative Medicine. 2010;2011.
8. Sieben Anne, Prenner Lars, Sorkalla Thomas, et al. α-Hederin, but not hederacoside C and hederagenin from Hedera helix, affects the binding behavior, dynamics, and regulation of β2-adrenergic receptors. Biochemistry. 2009;48(15):3477-3482.
9. Lutsenko Yulia, Bylka Wiestawa, Matlawska Irena, et al. Hedera helix as a medicinal plant. Herba Polonica. 2010;56(1):83-96.
10. Barnes Larisa Aj, Leach Matthew, Anheyer Dennis, et al. The effects of Hedera helix on viral respiratory infections in humans: A rapid review. Advances in Integrative Medicine. 2020;7(4):222-226.
11. Sierocinski Elizabeth, Holzinger Felix, Chenot Jean Francois. Ivy leaf (Hedera helix) for acute upper respiratory tract infections: an updated systematic review. European journal of clinical pharmacology. 2021;77(8):1113-1122.
12. Rai Anurahda. The antiinflammatory and antiarthritic properties of ethanol extract of Hedera helix. Indian journal of pharmaceutical sciences. 2013;75(1):99-102.
13. Đỗ Huy Bích, Đặng Quang Chung, Bùi Xuân Chương, và cs. Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật; 2006;118- 345.
14. Ji Ming Yue, Bo Agula, Yang Min, et al. The pharmacological effects and health benefits of Platycodon grandiflorus-A medicine food homology species. Foods. 2020;9(2):142.
15. Lim Dahae, Lee Euijeong, Jeong Eunyoung, et al. Stemona tuberosa prevented inflammation by suppressing the recruitment and the activation of macrophages in vivo and in vitro. Journal of Ethnopharmacology. 2015;160:41-51.