4. Ý tưởng tự sát và một số yếu tố liên quan trên bệnh nhân rối loạn trầm cảm chủ yếu

Nguyễn Thị Thu Sương, Ngô Tích Linh, Trần Trung Nghĩa, Hồ Nguyễn Yến Phi, Ái Ngọc Phân, Lê Hoàng Thế Huy, Phạm Thị Minh Châu, Nguyễn Thi Phú, Bùi Xuân Mạnh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Tự sát là vấn đề quan trọng và có tỉ lệ cao trên bệnh nhân rối loạn trầm cảm chủ yếu. Chúng tôi thực hiện nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 151 bệnh nhân được chẩn đoán xác định rối loạn trầm cảm chủ yếu tại phòng khám Tâm thần kinh, Bệnh viện Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian từ tháng 3/2023 đến tháng 10/2023 với mục tiêu xác định tỉ lệ và một số yếu tố liên quan đến ý tưởng tự sát ở bệnh nhân rối loạn trầm cảm chủ yếu. Sau thời gian 7 tháng, chúng tôi thu được một số kết quả như sau: Đa số bệnh nhân là nữ (78,8%), không có tôn giáo (49,0%), ở thành thị (62,9%), học vấn từ trung học cơ sở trở xuống (53,6%), đã kết hôn (57,0%) và sống với vợ chồng/bạn đời (58,9%). Gần 80% bệnh nhân hiện ở giai đoạn trầm cảm nặng. Có mối liên quan giữa ý tưởng tự sát trong đời của bệnh nhân với trình độ học vấn (OR = 2,5; 95% KTC: 1,2 - 5,2), tình trạng hôn nhân (OR = 0,2; 95% KTC: 0,1 - 0,5), người sống chung (OR = 0,4; 95% KTC: 0,2 - 0,8), tiền căn bệnh đồng mắc (OR = 0,4; 95% KTC: 0,2 - 0,8), cảm giác tội lỗi (OR = 5,1; 95% KTC: 2,4 - 11,0), mức độ nặng của giai đoạn trầm cảm (OR = 11,0; 95% KTC: 2,2 - 55,8). Không tìm thấy mối liên quan giữa giới tính, công việc, tiền căn gia đình mắc rối loạn tâm thần hoặc tự sát và các triệu chứng lâm sàng khác với ý tưởng tự sát.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. WHO. Suicide Worldwide in 2019: Global Health Estimates. 2021.
2. Facts About Suicide. Centers for Disease Control and Prevention. Published 2023. https://www.cdc.gov/suicide/facts/index.html.
3. Hawton K, Casañas I Comabella C, Haw C et al. Risk factors for suicide in individuals with depression: A systematic review. J Affect Disord. Published online 2013. doi:10.1016/j.jad.2013.01.004.
4. Ferrari A. Global, regional, and national burden of 12 mental disorders in 204 countries and territories, 1990–2019: a systematic analysis for the Global Burden of Disease Study 2019. The Lancet Psychiatry. Published online 2022. doi:10.1016/S2215-0366(21)00395-3.
5. 2012 National Strategy for Suicide Prevention: Goals and Objectives for Action. In: National Suicide Prevention Strategy: Goals, Objectives, Resources.; 2013.
6. Dunlop BW, Polychroniou PE, Rakofsky JJ et al. Suicidal ideation and other persisting symptoms after CBT or antidepressant medication treatment for major depressive disorder. Psychol Med. 2019; 49(11): 1869-1878.
7. Thanh HTT, Trung NT, Jiang GX et al. Life time suicidal thoughts in an urban community in Hanoi, Vietnam. BMC Public Health. Published online 2006. doi:10.1186/1471-2458-6-76.
8. Moitra M, Santomauro D, Degenhardt L et al. Estimating the risk of suicide associated with mental disorders: A systematic review and meta-regression analysis. J Psychiatr Res. Published online 2021. doi:10.1016/j.jpsychires.2021.02.053.
9. Le-Nguyen-Thuy P, Nguyen-Dao-Uyen T, Tran-Nguyen-Quynh A, et al. Reliability and validity of the Vietnamese version of the Hamilton D-17 scale. Front Psychiatry. Published online 2023. doi:10.3389/fpsyt.2023.1089473.
10. Zimmerman M, Martinez JH, Young D et al. Severity classification on the Hamilton depression rating scale. J Affect Disord. Published online 2013. doi:10.1016/j.jad.2013.04.028.
11. Gold LH, Frierson RL. The American Psychiatric Association Publishing Textbook of Suicide Risk Assessment and Management.; 2020. doi:10.1176/appi.books.9781615375288.
12. Basha EA, Mengistu BT, Engidaw NA et al. Suicidal ideation and its associated factors among patients with major depressive disorder at amanuel mental specialized hospital, addis ababa, ethiopia. Neuropsychiatr Dis Treat. Published online 2021. doi:10.2147/NDT.S311514.
13. Fang X, Zhang C, Wu Z et al. The association between somatic symptoms and suicidal ideation in Chinese first-episode major depressive disorder. J Affect Disord. Published online 2019. doi:10.1016/j.jad.2018.10.110.
14. Lalthankimi R, Nagarajan P, Menon V et al. Predictors of Suicidal Ideation and Attempt among Patients with Major Depressive Disorder at a Tertiary Care Hospital, Puducherry. J Neurosci Rural Pract. Published online 2021. doi:10.1055/s-0040-1721558.
15. Subramaniam M, Abdin E, Seow ELS et al. Suicidal ideation, suicidal plan and suicidal attempts among those with major depressive disorder. Ann Acad Med Singapore. Published online 2014. doi:10.47102/annals-acadmedsg.v43n8p412.
16. Pompili M, Vichi M, Qin P et al. Does the level of education influence completed suicide? A nationwide register study. J Affect Disord. Published online 2013. doi:10.1016/j.jad.2012.08.046.
17. Omary A. Predictors and Confounders of Suicidal Ideation and Suicide Attempts among Adults with and without Depression. Psychiatr Q. Published online 2021. doi:10.1007/s11126-020-09800-y.
18. Keilp JG, Grunebaum MF, Gorlyn M et al. Suicidal ideation and the subjective aspects of depression. J Affect Disord. Published online 2012. doi:10.1016/j.jad.2012.01.045.
19. Shaw RJ, Cullen B, Graham N, et al. Living alone, loneliness and lack of emotional support as predictors of suicide and self-harm: A nine-year follow up of the UK Biobank cohort. J Affect Disord. Published online 2021. doi:10.1016/j.jad.2020.10.026.
20. Lan X, Zhou Y, Zheng W et al. Association between cognition and suicidal ideation in patients with major depressive disorder: A longitudinal study. J Affect Disord. Published online 2020. doi:10.1016/j.jad.2020.03.141.