18. Tác dụng hạ glucose máu của cao chiết lá ổi trên chuột nhắt trắng bị đái tháo đường týp 2

Phan Hồng Minh, Đỗ Thị Hồng Khánh, Lê Anh Tuấn, Nguyễn Thị Thuý Mậu, Trần Tiến Đạt, Hà Thị Thuỳ Dung, Mai Phương Thanh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu được tiến hành nhằm đánh giá tác dụng hạ glucose máu của cao chiết lá ổi trên chuột nhắt trắng chủng Swiss bị đái tháo đường týp 2 gây ra bởi chế độ ăn giàu chất béo kết hợp với streptozocin (STZ). Nghiên cứu trải qua hai giai đoạn: Giai đoạn 1 gây mô hình đái tháo đường dạng týp 2 trên chuột nhắt trắng bằng chế độ ăn giàu chất béo liên tục trong 8 tuần kết hợp với tiêm STZ liều 100 mg/kg; Giai đoạn 2, chuột được uống cao chiết lá ổi ở 2 mức liều 100 mg/kg/ngày và 300 mg/kg/ngày trong vòng 2 tuần. Số liệu thu được cho thấy cao chiết lá ổi ở cả mức liều nghiên cứu đều làm giảm nồng độ glucose máu, xu hướng làm giảm các nồng độ TC, TG, LDL-C đồng thời với tăng HDL-C, kèm theo sự cải thiện mức độ tổn thương gan và tuỵ trên hình ảnh vi thể. Cao chiết lá ổi liều 300 mg/kg thể hiện hiệu quả hạ đường huyết mạnh hơn liều 100 mg/kg. Kết quả nghiên cứu này đã chỉ ra tác dụng hạ glucose máu của cao chiết lá ổi, và tác dụng này được thể hiện theo cách phụ thuộc liều.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. International Diabetes Federation. IDF Diabetes Atlas, 10th ed. Brussels, Belgium. 2021. Available at: https://www.diabetesatlas.org
2. Thái Bình. Khoảng 5 triệu người Việt đang mắc căn bệnh gây nhiều biến chứng về tim mạch, thần kinh, cắt cụt chi. Sức khỏe và đời sống. Bộ Y tế. 2022. https://suckhoedoisong.vn/khoang-5-trieu-nguoi-viet-dang-mac-can-benh-gay-nhieu-bien-chung-ve-tim-mach-than-kinh-cat-cut-chi-169221113164055117.htm
3. Tella T, Masola B, Mukaratirwa S. Anti-diabetic potential of Psidium guajava leaf in streptozotocin induced diabetic rats. Phytomedicine Plus. 2022;2(2):100254. doi: 10.1016/j.phyplu.2022.100254.
4. Díaz-de-Cerio E, Verardo V, Gómez-Caravaca AM, et al. Health Effects of Psidium guajava L. Leaves: An Overview of the Last Decade. Int J Mol Sci. 2017;18(4):897. doi: 10.3390/ijms18040897.
5. Kumar M, Tomar M, Amarowicz R, et al. Guava (Psidium guajava L.) Leaves: Nutritional Composition, Phytochemical Profile, and Health-Promoting Bioactivities. Foods. 2021;10(4):752. doi: 10.3390/foods10040752.
6. Chu S, Zhang F, Wang H, et al. Aqueous Extract of Guava (Psidium guajava L.) Leaf Ameliorates Hyperglycemia by Promoting Hepatic Glycogen Synthesis and Modulating Gut Microbiota. Front Pharmacol. 2022;13:907702. doi: 10.3389/fphar.2022.907702.
7. Rivera-Ramírez F, Escalona-Cardoso GN, Garduño-Siciliano L, et al. Antiobesity and hypoglycaemic effects of aqueous extract of Ibervillea sonorae in mice fed a high-fat diet with fructose. J Biomed Biotechnol. 2011;2011:968984. doi: 10.1155/2011/968984.
8. Srinivasan K, Ramarao P. Animal models in type 2 diabetes research: an overview. Indian J Med Res. 2007;125(3):451-472.
9. Kottaisamy CPD, Raj DS, Prasanth Kumar V, et al. Experimental animal models for diabetes and its related complications-a review. Lab Anim Res. 2021;37(1):23. doi: 10.1186/s42826-021-00101-4.
10. Lozano I, Van der Werf R, Bietiger W, et al. High-fructose and high-fat diet-induced disorders in rats: impact on diabetes risk, hepatic and vascular complications. Nutr Metab (Lond). 2016;13:15. doi: 10.1186/s12986-016-0074-1.
11. Softic S, Stanhope KL, Boucher J, et al. Fructose and hepatic insulin resistance. Crit Rev Clin Lab Sci. 2020;57(5):308-322.
12. Lian JH, Xiang YQ, Guo L, et al. The use of High-Fat/Carbohydrate Diet-Fed and Streptozotocin-Treated Mice as a Suitable Animal Model of Type 2 Diabetes Mellitus. Scand J Lab Anim Sci. 2007;34(1):21-29.
13. Ojewole JA. Hypoglycemic and hypotensive effects of Psidium guajava Linn. (Myrtaceae) leaf aqueous extract. Methods Find Exp Clin Pharmacol. 2005;27(10):689-695.
14. Jayachandran M, Vinayagam R, Ambati RR, et al. Guava Leaf Extract Diminishes Hyperglycemia and Oxidative Stress, Prevents β-Cell Death, Inhibits Inflammation, and Regulates NF-kB Signaling Pathway in STZ Induced Diabetic Rats. Biomed Res Int. 2018;2018:4601649. doi: 10.1155/2018/4601649.
15. Díaz-de-Cerio E, Rodríguez-Nogales A, Algieri F, et al. The hypoglycemic effects of guava leaf (Psidium guajava L.) extract are associated with improving endothelial dysfunction in mice with diet-induced obesity. Food Res Int. 2017;96:64-71.
16. Deguchi Y, Miyazaki K. Anti-hyperglycemic and anti-hyperlipidemic effects of guava leaf extract. Nutr Metab (Lond). 2010;7:9. doi: 10.1186/1743-7075-7-9.
17. Deguchi Y, Osada K, Uchida K, et al. Effects of extract of guava leaves on the development of diabetes in the db/db mouse and on the postprandial blood glucose of human subjects. Nippon Nogeikagaku Kaishi. 1998;72:923-932. Japanese.
18. Wang B, Liu HC, Hong JR, et al. Effect of Psidium guajava leaf extract on alpha-glucosidase activity in small intestine of diabetic mouse. Sichuan Da Xue Xue Bao Yi Xue Ban. 2007;38(2):298-301. Chinese.
19. Deguchi Y. Effect of guava tea on postprandial blood glucose and diabetes. Assoc J Jpn Soc Med Use Funct Foods. 2006;3:439-445. Japanese.
20. Rahman MH, Asrafuzzaman M, Tusher MMH, et al. Elucidation of anti-hyperglycemic activity of Psidium guajava L. leaves extract on streptozotocin induced neonatal diabetic Long-Evans rats. J Ayurveda Integr Med. 2023;14(5):100776. doi: 10.1016/j.jaim.2023.100776.
21. Yang Q, Wen YM, Shen J, et al. Guava Leaf Extract Attenuates Insulin Resistance via the PI3K/Akt Signaling Pathway in a Type 2 Diabetic Mouse Model. Diabetes Metab Syndr Obes. 2020;13:713-718.