1. Giá trị của định lượng tín hiệu MRI 3.0T trong chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu mô tả cắt ngang dựa trên định lượng tín hiệu cộng hưởng từ 3 tesla (MRI 3.0T) để phân biệt ung thư tuyến tiền liệt (UTTTL) và và các tổn thương lành tính. Nghiên cứu trên 84 bệnh nhân có PSA tăng > 4 ng/ml được chụp MRI 3.0 và sinh thiết tuyền tiền liệt qua siêu âm trực tràng có kết quả giải phẫu bệnh, từ tháng 1/2023 - 10/2023 tại Bệnh viện Việt Đức. Kết quả giải phẩu bệnh được xác định là UTTTL khi Gleason ≥ 6 điểm. Vị trí ung thư tuyến tiền liệt được xác định theo phân vùng giải phẫu tương ứng với 2 khu vực trên MRI 3.0T (gồm ngoại vi và vùng trung tâm). Kết quả nghiên cứu cho thấy tuổi trung bình bệnh nhân là 70,1 ± 7,65 tuổi (41 đến 82 tuổi), nhóm ung thư tuyến tiền liệt là 72,6 ± 6,6 tuổi và không ung thư tuyến tiền liệt là 67,7 ± 8,2 tuổi (p < 0,01). Xem xét tổn thương ở cả vùng ngoại vi và vùng trung tâm, các chỉ số tín hiệu tổn thương của ung thư tuyến tiền liệt là luôn thấp hơn nhóm lành tính trên T2W (T2W mean), ADC (ADCmean và ADCmin), trong khi chỉ số trên DWI (DWImean và DWImax) là cao hơn (p < 0,01). Mặt khác, đường cong ROC thể hiện khả năng chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt cho thấy chỉ số ADCmean là chính xác nhất với diện tích dưới đường cong (AUC) là 0,948, độ nhạy (Sn) 92,3% và độ đặc hiệu (Sp) 86,7% ở vùng ngoại vi và AUC 0,991 ở vùng trung tâm với Sn 97,4% và Sn 86,7%. Bên cạnh đó, các chỉ số ADCmin, T2mean, DWImean, DWImax cũng có giá trị cao trong chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Cộng hưởng từ, MRI 3.0T, ung thư tuyến tiền liệt, PI-RADS
Tài liệu tham khảo
2. Lâm Nhân Hậu, Trần Ngọc Dung, Lê Chí Dũng. Đánh giá kết quả bước đầu giá trị mật độ PSA, tỷ lệ PSA tự do, tỷ lệ p2PSA và phi trong chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt ở bệnh nhân có u tuyến tiền liệt. Tạp chí Y Dược học Cần Thơ. 2023;(27):79-85.
3. Nishida S, Kinoshita H, Mishima T, et al. Prostate cancer detection by prebiopsy 3.0-Tesla magnetic resonance imaging. Int J Urol. 2011;18(9):653-8. doi:10.1111/j.1442-204 2.2011.02814.x
4. Virarkar M, Szklaruk J, Diab R, et al. Diagnostic value of 3.0 T versus 1.5 T MRI in staging prostate cancer: systematic review and meta-analysis. Pol J Radiol. 2022;87:e421-e429. doi:10.5114/pjr.2022.118685
5. Park SB. Quantitative relaxation maps from synthetic MRI for prostate cancer. Acta Radiol. 2022;63(7):982-983. doi:10.1177/02841851221077405
6. Andrei SP, Andrew BR, Ismail BT, et al. RadioGraphics Update: PI-RADS Version 2.1 - A Pictorial Update. RadioGraphics. 2020;40(7):E33-E37. doi:10.1148/rg.20201902 07
7. Schieda N, Lim CS, Zabihollahy F, et al. Quantitative Prostate MRI. J Magn Reson Imaging. 2021;53(6):1632-1645. doi:10.1002/jmri.27191
8. Lee Chau Hung. Quantitative T2-mapping using MRI for detection of prostate malignancy: a systematic review of the literature. Acta Radiologica. 2019;60(9):1181-1189. doi:10.1177/0284185118820058
9. Rosenkrantz AB, Kim S, Campbell N, et al. Transition zone prostate cancer: revisiting the role of multiparametric MRI at 3 T. AJR Am J Roentgenol. 2015;204(3):W266-72. doi:10.2214/ajr.14.12955
10. Lucarelli NM, Villanova I, Maggialetti N, et al. Quantitative ADC: An Additional Tool in the Evaluation of Prostate Cancer? J Pers Med. 15 2023;13(9)doi:10.3390/jpm13091378
11. Nguyễn Văn Khôi, Lê Văn Phước, Trịnh Lê Hồng Minh. Giá trị cộng hưởng từ khuếch tán trong chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt. Tạp chí Điện quang và Y học hạt nhân Việt Nam. 2022;(23):38-42. doi:10.55046/vjrnm.23. 434.2016