31. Propylene glycol gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và tuổi thọ trên mô hình ruồi giấm thực nghiệm
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Propylene glycol (PG) là một chất phụ gia hiện đang được sử dụng rộng rãi làm dung môi, chất giữ ẩm, chất chống đông trong thực phẩm, dược phẩm và mỹ phẩm. Năm 1982, PG được FDA (Food and Drug Administration) xếp vào nhóm GRAS (Generally Recognized As Safe - được công nhận là an toàn), nhưng ngày càng có nhiều ghi nhận và báo cáo về độc tính của PG. Do đó, trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng mô hình ruồi giấm để đánh giá mức độ ảnh hưởng của PG đến sức khoẻ và khả năng sinh sản. Kết quả nghiên cứu cho thấy ruồi phơi nhiễm với PG nồng độ 1%, tuổi thọ giảm 89,7% ở con cái và 86,7% ở ruồi đực khi so với nhóm chứng. Nồng độ PG 0,5% làm giảm mạnh khả năng sinh sản đến 39,74% so với nhóm chứng. Đồng thời, nồng độ PG 0,1% làm giảm biểu hiện gen thụ thể liên quan đến estrogen - ERR (Estrogen-related receptor) rõ rệt từ 10 ngày đến 30 ngày tuổi. Trong khi, nồng độ PG 0,02% và 0,2% đều làm tăng biểu hiện gen ERR ở 10 ngày tuổi và giảm biểu hiện ở 20 ngày tuổi. Vào thời điểm 30 ngày tuổi, biểu hiện ERR tăng ở nồng độ 0,02% nhưng giảm ở nồng độ 0,2%. Biểu hiện gen thụ thể ecdysone - EcR (ecdysone receptor) ở nhóm nghiên cứu tăng gấp 10 lần so với nhóm chứng ở cả 3 nồng độ PG vào thời điểm 10 ngày tuổi. Nhưng biểu hiện của EcR lại giảm rõ rệt tại thời điểm 20 và 30 ngày tuổi ở nồng độ 0,1% và 0,2% PG. Từ các kết quả cho thấy, Propylene glycol làm giảm tuổi thọ và tác động đến thụ thể hormon sinh sản trên mô hình ruồi giấm, và đây cũng là gợi ý cho việc mở rộng nghiên cứu cho đánh giá các chất phụ gia khác đối với sức khoẻ con người.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Propylene glycol, ruồi giấm, gen EcR, ERR
Tài liệu tham khảo
2. Bradley JC, Abraham MH, Acree WE, et al. Predicting Abraham model solvent coefficients. Chemistry Central Journal. 2015;9(1):12.
3. Jacob SE, Scheman A, McGowan MA. Propylene Glycol. Dermatitis. 2018;29(1):3-5.
4. Andersen FA. Annual Review of Cosmetic Ingredient Safety Assessments: 2007-2010. Int J Toxicol. 2011;30(5_suppl):73S-127S.
5. Fiume MM, Bergfeld WF, Belsito DV, et al. Safety Assessment of Propylene Glycol, Tripropylene Glycol, and PPGs as Used in Cosmetics. Int J Toxicol. 2012;31(5_suppl):245S-260S.
6. Inchem. Propylene glycol (PIM 443). https://www.inchem.org/documents/pims/chemical/pim443.htm
7. Jackson G, Roberts RT, Wainwright T. Mechanism of Beer Foam Stabilization by Propylene Glycol Alginate. Journal of the Institute of Brewing. 1980;86(1):34-37.
8. Ponec M, Haverkort M, Soei YL, et al. Use of human keratinocyte and fibroblast cultures for toxicity studies of topically applied compounds. J Pharm Sci. 1990;79(4):312-316.
9. National Toxicology Program. NTP-CERHR Monograph on the Potential Human Reproductive and Developmental Effects of Propylene Glycol (PG). NTP CERHR MON. 2004;(12):i-III6.
10. Lamb JC, Maronpot RR, Gulati DK, et al. Reproductive and developmental toxicity of ethylene glycol in the mouse. Toxicology and Applied Pharmacology. 1985;81(1):100-112.
11. Livak KJ, Schmittgen TD. Analysis of relative gene expression data using real-time quantitative PCR and the 2(-Delta Delta C(T)) Method. Methods. 2001;25(4):402-408.
12. Liu T, Li Y, Zhao X, et al. Ethylparaben affects lifespan, fecundity, and the expression levels of ERR, EcR and YPR in Drosophila melanogaster. Journal of Insect Physiology. 2014;71:1-7.
13. Gáliková M, Klepsatel P, Senti G, et al. Steroid hormone regulation of C. elegans and Drosophila aging and life history. Exp Gerontol. 2011;46(2-3):141-147.
14. Soller M, Bownes M, Kubli E. Control of oocyte maturation in sexually mature Drosophila females. Dev Biol. 1999;208(2):337-351.
15. Bjur KA, Cannon BC, Fine AL, et al. Propylene Glycol Toxicity in Adolescent with Refractory Myoclonic Status Epilepticus. Case Rep Pediatr. 2017;2017.