Thực trạng sử dụng và nhu cầu nhân lực cử nhân dinh dưỡng Việt Nam năm 2020

Nguyễn Thuỳ Linh1, Lê Thị Hương1, Ma Ngọc Yến2
1 Khoa Dinh dưỡng và Tiết chế - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội Viện Đào tạo Y học Dự phòng và Y tế Công cộng
2 Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu mô tả về thực trạng sử dụng và nhu cầu nhân lực Cử nhân Dinh dưỡng (CNDD) tại Việt Nam năm 2020. Kết quả khảo sát 40 đơn vị có hoạt động dinh dưỡng cho thấy: thực trạng sử dụng cử nhân dinh dưỡng trung bình là 1,3 ± 2,0 trong tổng số cán bộ khoa dinh dưỡng là 8,9 ± 5,1 đối với các đơn vị thuộc bệnh viện; với đơn vị ngoài bệnh viện, số Cử nhân Dinh dưỡng trung bình là 1,8 ± 2,2 trong tổng số 5,3 ± 5,5 nhân viên. Cử nhân Điều dưỡng (CNĐD) là nhân lực nhiều nhất tại các khoa dinh dưỡng bệnh viện hiện nay với số trung bình là 2,0 ± 2,4, tiếp đến là bác sĩ đa khoa 1,9 ± 1,7. Nhu cầu tuyển dụng Cử nhân Dinh dưỡng trong bệnh viện cao gấp đôi so với các đơn vị ngoài bệnh viện. Nhu cầu năng lực cử nhân dinh dưỡng tập trung vào năng lực tư vấn dinh dưỡng, truyền thông giáo dục dinh dưỡng và xây dựng thực đơn với tỷ lệ: 91,9%, 89,2% và 89,2%. Nhu cầu năng lực và nhu cầu vị trí việc làm của Cử nhân Dinh dưỡng khác nhau tuỳ thuộc vào đơn vị tuyển dụng.

Chi tiết bài viết

Author Biographies

Nguyễn Thuỳ Linh, Khoa Dinh dưỡng và Tiết chế - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội Viện Đào tạo Y học Dự phòng và Y tế Công cộng

Phó trưởng khoa Dinh dưỡng và Tiết chế

Lê Thị Hương, Khoa Dinh dưỡng và Tiết chế - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội Viện Đào tạo Y học Dự phòng và Y tế Công cộng

Trưởng khoa Dinh dưỡng và Tiết chế

Viện trưởng Viện Đào tạo YHDP và YTCC

Tài liệu tham khảo

1. Quyết định số 5158/QĐ-BGDĐT ngày 21 tháng 11 năm 2012 của Bộ Giáo dục và đào tạo về việc cho phép Trường Đại học Y Hà Nội đào tạo trình độ đại học ngành Dinh dưỡng.
2. Associations, ICDA. About ICDA. Published online February 23, 2018. http://www. internationaldietetics.org/About-ICDA.aspx. Accessed July 28, 2021.
3. Associations. International Accreditation Process for Education Programs for Dietitian-Nutritionists 2016. Published online January 23, 2018. http:// www.internationaldietetics.org/NewsArticles/Home-Page- Articles/ICD2016-Discussion-Documents.aspx. Accessed June 18, 2021.
4. Phòng Quản lý Đào tạo đại học. Giới thiệu chương trình đào tạo cử nhân Dinh dưỡng và học bổng bổ trợ sinh viên trúng tuyển ngành cử nhân Dinh dưỡng. Published online 30072013. https://hmu.edu.vn/news/tID3103_gioi-thieu-chuong-trinh-dao-tao-cu-nhan-dinh-duong-va-hoc-bong-bo-tro-sinh-vien-trung-tuyen-nganh-cu-nhan-dinh-duong.html. Accessed July 20, 2021.
5. Teiji N. Over 100-years nutrition history -Understand the history and contribute to the future. Jpn Diet Assoc. 2019;14(4):62.
6. Teiji N. Professional Work and Rewards for Dietitians A History of Dietitians in Japan: No. 1 in a Series. Asian Journal of Dietetics. 2020; 2(3):87. 7. Shigeru Y. The Japanese School Lunch and Its Contribution to Health. Nutr Today. 2015;50(6):268-272.
8. MPhil MM, Tsuboyama-Kasaoka N, Nishi N. School-based “Shokuiku” program in Japan: application to nutrition education in Asian countries. Asia Pac J Clin Nutr. 2012;21(1):159-162.
9. Bộ Y tế. Thông tư quy định về hoạt động dinh dưỡng trong bệnh viện. Published online December 11, 2020. https://thuvienphapluat.vn/van-ban/The-thao-Y-te/Thong-tu-18-2020-TT-BYT-quy-dinh-hoat-dong-dinh-duong-trong-benh-vien-457809.aspx.
10. Shen X, Tang W, Yu Z, Cai W. The history and development of registered dietitian accreditation systems in China and other comparable countries. Nutr Res. 2019;70:11-17. doi:10.1016/j. nutres.2018.07.002.
11. Information regarding Registered Dietitians and Dietitians in Japan. https://www.dietitian.or.jp/english/dietitians/. Accessed June 24, 2021.