Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương năm 2020

Trịnh Thị Ngọc Huyền1, Nguyễn Trọng Hưng, Nguyễn Huy Bình, Phan Bích Hạnh, Nguyễn Thị Hương Lan
1 Benhvien199

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu cắt ngang trên 255 người bệnh đái tháo đường type 2 từ 20 - 70 tuổi điều trị tại Khoa Dinh dưỡng lâm sàng & tiết chế, Bệnh viện Nội tiết Trung ương. Kết quả cho thấy tình trạng dinh dưỡng bình thường theo BMI là 62,0%; thừa cân, béo phì (TC, BP) là 33,3%; thiếu năng lượng trường diễn là 4,7%. Một số yếu tố liên quan tới tình trạng thừa cân, béo phì có ý nghĩa thống kê (p < 0,05): nhóm tập thể dục không đạt so với khuyến nghị có nguy cơ thừa cân, béo phì cao gấp 2,46 (95%CI: 1,4 - 4,2) lần so với nhóm tập thể dục đạt; nhóm có tốc độ ăn chậm có nguy cơ bị thừa cân, béo phì chỉ bằng 0,12 (95%CI: 0,2 - 0,9) lần so với nhóm ăn nhanh; nhóm có mức độ ăn hơi đói có nguy cơ thừa cân, béo phì chỉ bằng 0,32 (95%CI: 0,1 - 0,7) lần so với nhóm có mức độ ăn no; Khẩu phần dư thừa năng lượng; Tỷ lệ protein khẩu phần > 20%;  tỷ lệ lipid trong khẩu phần > 30% và lượng cholesterol khẩu phần ≥ 300 mg là yếu tố nguy cơ dẫn đến thừa cân, béo phì.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. World Health Organization. Global Report on Diabetes. 2016.
2. International Diabetes Federation. IDF Diabetes Atlas Ninth edition 2019. Published online 2019.
3. Bộ Y tế. Gánh Nặng Bệnh Đái Tháo Đường tại Việt Nam. 2017.
4. Nguyen CT, Pham NM, Lee AH, Binns CW. Prevalence of and Risk Factors for Type 2 Diabetes Mellitus in Vietnam: A Systematic Review. Asia Pac J Public Health. 2015, 27 (6), 588-600.
5. Nguyễn Thị Đính, Lê Thị Hương, Dương Thị Phượng. Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân ĐTĐ type 2 và một số yếu tố liên quan tại khoa Nội bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 2016. Tạp Chí Dinh Dưỡng và thực phẩm. 2016, 13(4), 1-7.
6. Trần Thị Lệ Thu, Chu Thị Tuyết, Nguyễn Quang Dũng và cs. Tình trạng dinh dưỡng và thực hành chăm sóc bệnh nhân đái tháo đường type 2 tại khoa nội tiết - đái tháo đường bệnh viện Bạch Mai. Tạp chí Dinh dưỡng và thực phẩm. 2017, 6 (2), 23 - 28.
7. WHO. Obesity : preventing and managing the global epidemic Report of a WHO Consultation. WHO Technical Report Series 894, 2000.
8. Bộ Y tế. Hướng dẫn chế độ ăn bệnh viện. Nhà Xuất Bản Y Học, Hà Nội. 2016
9. Bộ Y tế. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đái tháo đường Type 2. Ban hành theo Quyết định số 5481/ QĐ - BYT ngày 30 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế. 2020.
10. Bộ Y tế .Hướng dẫn điều trị dinh dưỡng lâm sàng. Ban hành kèm theo Quyết định số 5517/QĐ-BYT ngày 25 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế. Nhà xuất bản Y học Hà Nội. 2015.
11. ADA.Classification and Diagnosis of Diabetes: Standards of Medical Care in Diabetes 2020. Diabetes care. 2020, 43 (1), pp14 – 31.
12. Lưu Ngân Tâm, Đoàn Quyết Thắng. Tình trạng dinh dưỡng bệnh nhân đái tháo đường type 2 nhập viện. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 2018, 22 (5), 75 - 82.
13. Trần Thị Hồng Phương, Nguyễn Thị Bích Đào. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng bệnh nhân đái tháo đường type 2 điều trị nội trú. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 2015, 19 (5), 144 - 151.
14. Hồ Thị Phương Lan, Phạm Ngọc Khái. Tình trạng dinh dưỡng và đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 điều trị tại bệnh viện Trung ương Huế. Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm. 2018, 15(3), 34 - 38.
15. Corresponding Author, Ekhlass Saleh Ebead Mohammed. Nutritional status and Food consumption Pattern of Type 2 Diabetic Patients in Aboudah Health Center, Kerri Locality, Khartoum State, Sudan. East Afr Sch J Med Sci. 2018, 2(10), 35 - 48.
16. Hurst Y, Fukuda H. Effects of changes in eating speed on obesity in patients with diabetes: A secondary analysis of longitudinal health check-up data. BMJ Open. 8(1), 1–8.