Tình trạng dinh dưỡng của người bệnh thở máy tại Khoa hồi sức tích cực - chống độc, Bệnh viện Đa khoa Đống Đa năm 2019
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Người bệnh thở máy tại các khoa hồi sức tích cực có nguy cơ cao bị suy dinh dưỡng, tử vong. Nghiên cứu cắt ngang được tiến hành nhằm đánh giá nguy cơ suy dinh dưỡng cho người bệnh thở máy. Tổng số 40 người từ 42 - 94 tuổi điều trị thở máy tại bệnh viện đa khoa Đống Đa được chọn tham gia nghiên cứu. Các thông số nhân trắc, lâm sàng, cận lâm sàng như hemoglobin, protein và albumin huyết thanh được thu thập. Sử dụng điểm Nutric hiệu chỉnh và các chỉ tiêu cận lâm sàng để đánh giá nguy cơ suy dinh dưỡng. Tỷ lệ nguy cơ theo điểm Nutric hiệu chỉnh là 50%. Tại thời điểm ngày đầu nhập ICU, nồng độ hemoglobin là 118,4 ± 30,2 g/L, nồng độ protein huyết thanh là 61,9 ± 7,5 g/L, albumin huyết thanh là 30,5 ± 5,5. Tỷ lệ thiếu máu là 60%, tỷ lệ suy dinh dưỡng theo protein là 47,5%, theo albumin là 75%. Người bệnh thở máy tại khoa ICU có nguy cơ suy dinh dưỡng cao, cần sàng lọc, đánh giá và can thiệp dinh dưỡng kịp thời.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Suy dinh dưỡng, thở máy xâm nhập, thở máy không xâm nhập, hồi sức tích cực, điểm dinh dưỡng hiệu chỉnh
Tài liệu tham khảo
2. Lew CCH, Yandell R, Fraser RJL, Chua AP, Chong MFF, Miller M. Association Between Malnutrition and Clinical Outcomes in the Intensive Care Unit: A Systematic Review. JPEN Journal of parenteral and enteral nutrition. 2017;41(5):744-758.
3. Bùi Thị Thanh Hà, Đỗ Hồng Quảng, Bế Hồng Thu. Khảo sát tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân nằm viện tại trung tâm Chống độc bệnh viện Bạch Mai. Tạp chí Dược học. 2017;S9:57.
4. Nguyễn Thị Thu, Nguyễn Thị Thu Hiền, Trương Việt Dũng, Nguyễn Đình Phú. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng và các yếu tố liên quan trên bệnh nhân nặng tại khoa Hồi sức truyền nhiễm Bệnh viện Trung Ương Quân Đội 108. Tạp chí khoa học điều dưỡng. 2018;1(4):14-20.
5. Nguyễn Thị Trang, Phạm Văn Phú, Nghiêm Nguyệt Thu. Tình trạng dinh dưỡng của người bệnh cao tuổi và một số yếu tố liên quan tại khoa hồi sức tích cực bệnh viện Lão Khoa năm 2017 - 2018. Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm. 2018;14:9-15.
6. Singer M, Deutschman CS, Seymour CW, et al. The Third International Consensus Definitions for Sepsis and Septic Shock (Sepsis-3). Jama. 2016;315(8):801-10.
7. Knaus WA, Draper EA, Wagner DP, Zimmerman JE. APACHE II: a severity of disease classification system. Critical care medicine. 1985;13(10):818-29.
8. Singer P, Blaser AR, Berger MM, et al. ESPEN guideline on clinical nutrition in the intensive care unit. Clinical nutrition (Edinburgh, Scotland). 2019;38(1):48-79.
9. Nguyễn Thị Hương, Nguyễn Đạt Anh. Các xét nghiệm thường quy áp dụng trong thực hành lâm sàng. Nhà xuất bản Y học; 2013.
10. Zhang J, Zhang R, Wang Y, et al. The Level of Serum Albumin Is Associated with Renal Prognosis in Patients with Diabetic Nephropathy. Journal of diabetes research. 2019;2019:7825804.
11. Ngô Thị Lan Anh, Phạm Thị Dung. Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân thở máy tại bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình năm 2016. Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm. 2017;13(3):33-37.
12. Sundstrom-Rehal M, Tardif N, Rooyackers O. Can exercise and nutrition stimulate muscle protein gain in the ICU patient? Current opinion in clinical nutrition and metabolic care. 2019;22(2):146-151.
13. Kondrup J, Allison SP, Elia M, Vellas B, Plauth M. ESPEN guidelines for nutrition screening 2002. Clinical nutrition (Edinburgh, Scotland). 2003;22(4):415-21.
14. Jeong DH, Hong SB, Lim CM, et al. Comparison of Accuracy of NUTRIC and Modified NUTRIC Scores in Predicting 28-Day Mortality in Patients with Sepsis: A Single Center Retrospective Study. Nutrients. 2018;10(7):911.
15. Mukhopadhyay A, Henry J, Ong V, et al. Association of modified NUTRIC score with 28-day mortality in critically ill patients. Clinical nutrition (Edinburgh, Scotland). 2017;36(4):1143-1148.