Căng thẳng nghề nghiệp của người lao động tại Công ty Cổ phần Gạch men Ý Mỹ năm 2020
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện trên 311 người lao động tại Công ty cổ phần gạch men Ý Mỹ, tỉnh Đồng Nai sử dụng Bảng hỏi nội dung công việc của Karasek đã được Việt hóa (JCQ-V) để xác định tỷ lệ căng thẳng nghề nghiệp của người lao động. Theo mô hình Karasek: những người tham gia nghiên cứu làm công việc chủ động chiếm tỷ lệ cao nhất với 82,6%, tiếp đến là nhóm cảm nhận công việc của họ căng thẳng (áp lực tâm lý cao và quyền quyết định thấp) chiếm 13,5%, nhóm làm công việc thoải mái chiếm 2,6% và nhóm đối tượng nghiên cứu phải làm công việc thụ động chiếm tỷ lệ thấp nhất với 1,3%. Tỷ lệ căng thẳng nghề nghiệp ở người lao động là 13,5%. Do đó, điều cần thiết là Ban lãnh đạo công ty cần có những biện pháp can thiệp thích hợp để góp phần cải thiện sức khỏe tâm thần cho người lao động.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Căng thẳng nghề nghiệp, JCQ-V.
Tài liệu tham khảo
2. Stergiou-Kita M, Mansfield E, Bezo R, et al. Danger zone: Men, masculinity and occupational health and safety in high risk occupations. Saf Sci. 2015;80:213-220.
3. Nguyễn Thị Thuỳ Linh, Phạm Minh Khuê và Phạm Văn Hán. Căng thẳng nghề nghiệp trên NLĐ nhà máy da giầy Lê Lai 2 Hải Phòng năm 2012. Tạp chí Y học dự phòng. 2014;XXIV, 9(158):9.
4. Trịnh Hồng Lân. Stress nghề nghiệp ở công nhân ngành may công nghiệp. Tạp chí Y học TP Hồ Chí Minh. 2010;14(1):217-221.
5. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Quyết định về việc ban hành tạm thời danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, số 1629/LĐTBXH-QĐ. 1996.
6. Lê Trần Tuấn Anh, Nguyễn Thanh Hải, Hoàng Thị Phượng và cộng sự. Thực trạng căng thẳng nghề nghiệp và một số yếu tố liên quan của NLĐ công ty may Trường Tiến, Nam Định năm 2016. Tạp chí Y học dự phòng. 2016;14(187):144.
7. Stinebrickner TR. Compensation Policies and Teacher Decisions. International Economic Review. 2001;42(3):751-780.
8. Nguyễn Thị Hường. Stress nghề nghiệp của người lao động trong các doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. 2010.
9. Phạm Mạnh Hà. Đánh giá mức độ căng thẳng tâm lí (stress) của giảng viên ĐHQGHN, nguyên nhân và những giải pháp phòng ngừa. Đại học Quốc gia Hà Nội. 2011.