Tình trạng dinh dưỡng của người bệnh ung thư dạ dày trong quá trình điều trị hoá chất tại Bệnh viện K năm 2020-2021

Nguyễn Thị Thuý1, Lê Thị Hương, Nguyễn Thị Thanh
1 Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Ung thư dạ dày là một trong các bệnh lí ung thư phổ biến nhất trên thế giới. Đây cũng là bệnh ung thư mà người bệnh có tỉ lệ giảm cân và được chẩn đoán suy dinh dưỡng cao. Với mục đích đánh giá thay đổi tình trạng dinh dưỡng của người bệnhung thư dạ dày trong quá trình điều trị hoá chất, chúng tôi thực hiện nghiên cứu trên 50 người bệnh ung thư dạ dày trong độ tuổi trưởng thành, đã điều trị phẫu thuật triệt căn và được tiến hành điều trị hoá chất theo phác đồ XELOX, theo dõi và đánh giá các chỉ số: cân nặng, BMI, PG-SGA, hồng cầu, hemoglobin. Kết quả nghiên cứu cho thấy: trước khi điều trị hoá chất 48% người bệnh có suy dinh dưỡng theo BMI, 94% người bệnh có nguy cơ suy dinh dưỡng theo PG-SGA, trong quá trình điều trị cân nặng trung bình giảm từ 47,5 kg còn 46,6 kg, BMI trung bình giảm từ 18,63 còn 18,32 kg/m2. Từ kết quả trên cho thấy tình trạng dinh dưỡng của người bệnh ung thư dạ dày trong quá trình điều trị hoá chất có xu hướng sụt giảm, cần có kế hoạch can thiệp dinh dưỡng sớm trên các đối tượng người bệnh này.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Sung H, Ferlay J, Siegel RL, et al. Global Cancer Statistics 2020: GLOBOCAN Estimates of Incidence and Mortality Worldwide for 36 Cancers in 185 Countries. CA: A Cancer Journal for Clinicians. 2021;71(3):209-249.
2. Orditura M, Galizia G, Sforza V, et al. Treatment of gastric cancer. World J Gastroenterol. 2014;20(7):1635-1649.
3. Dicken BJ, Bigam DL, Cass C, Mackey JR, Joy AA, Hamilton SM. Gastric adenocarcinoma: review and considerations for future directions. Ann Surg. 2005;241(1):27-39.
4. Van Cutsem E, Arends J. The causes and consequences of cancer-associated malnutrition. Eur J Oncol Nurs. 2005;9 Suppl 2:S51-63.
5. Cheng Y, Zhang J, Zhang L, Wu J, Zhan Z. Enteral immunonutrition versus enteral nutrition for gastric cancer patients undergoing a total gastrectomy: a systematic review and meta-analysis. BMC Gastroenterol. 2018;18(1):11.
6. Beattie AH, Prach AT, Baxter JP, Pennington CR. A randomised controlled trial evaluating the use of enteral nutritional supplements postoperatively in malnourished surgical patients. Gut. 2000;46(6):813-818.
7. Nguyễn Thuỳ Linh, Lê Thị Hương (2019). Hiệu quả can thiệp cải thiện tình trạng dinh dưỡng và chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân ung thư đường tiêu hóa điều trị hóa chất tại Bệnh Viện Đại Học Y Hà Nội năm 2017 – 2018. Tạp chí Nghiên cứu Y học, 118(2), 142-149.
8. Phạm Thị Thanh Hoa và Lê Thị Hương. Tình trạng dinh dưỡng và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư đường tiêu hoá có hoá trị tại bệnh viện K năm 2018. Tạp chí nghiên cứu y học. (120(4)):27-35.
9. Wie G-A, Cho Y-A, Kim S-Y, Kim S-M, Bae J-M, Joung H. Prevalence and risk factors of malnutrition among cancer patients according to tumor location and stage in the National Cancer Center in Korea. Nutrition. 2010;26(3):263-268.
10. Phạm Thị Thu Hương. Thực trạng dinh dưỡng, kiến thức, thực hành dinh dưỡng của bệnh nhân ung thư đại-trực tràng điều trị hóa chất tại Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu Bệnh viện Bạch Mai. Tạp chí dinh dưỡng và Thực phẩm,. 2013;(9(4)):34-40.
11. Phan Thị Bích Hạnh, Lê Thị Hương, Nguyễn Thùy Linh, và cs. (2017). Thực trạng khẩu phần ăn của bệnh nhân ung thư đường tiêu hóa điều trị hóa chất tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Tạp chí dinh dưỡng và Thực phẩm, 4(13), 93–100.
12. Fearon KC, Voss AC, Hustead DS, Cancer Cachexia Study Group. Definition of cancer cachexia: effect of weight loss, reduced food intake, and systemic inflammation on functional status and prognosis. Am J Clin Nutr. 2006;83(6):1345-1350.
13. Bosaeus I, Daneryd P, Lundholm K. Dietary intake, resting energy expenditure, weight loss and survival in cancer patients. J Nutr. 2002;132(11 Suppl):3465S-3466S.
14. Du H, Liu B, Xie Y, et al. Comparison of different methods for nutrition assessment in patients with tumors. Oncol Lett. 2017;14(1):165-170.