Tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần 24h của người bệnh viêm gan mạn tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương năm 2020-2021
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Hiện nay viêm gan B và C mạn đã và đang là vấn đề sức khỏe cộng đồng rất lớn ở nước ta cũng như thế giới. Tỷ lệ suy dinh dưỡng (SDD) ở người bệnh mắc bệnh gan mạn có thể từ 65-90% theo các phương pháp đánh giá khác nhau. Người bệnh thường bị giảm khẩu phần ăn do nhiều nguyên nhân. Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện nhằm đánh giá tình trạng dinh dưỡng (TTDD) và khẩu phẩn 24h của 166 người bệnh mắc bệnh viêm gan B,C mạn tại Khoa viêm gan - Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương. Kết quả cho thấy tỷ lệ suy dinh dưỡng theo SGA là 38,6%. Nhóm người bệnh cao tuổi (≥ 65 tuổi) có tỷ lệ suy dinh dưỡng cao hơn so với nhóm người bệnh < 65 tuổi (57,1% và 33,6%). Nhóm người bệnh xơ gan (XG) mất bù có tỷ lệ suy dinh dưỡng cao nhất, sau đó là nhóm XG còn bù và thấp nhấp là nhóm chưa bị XG (56,2%; 38,2% và 22%). Tình trạng dinh dưỡng có liên quan đến tuổi và mức độ xơ gan (p < 0,05). Giá trị trung bình năng lượng khẩu phần của đối tượng nghiên cứu (ĐTNC) là 1129,7 ± 481,1 kcal/ngày. Lượng protein đạt 0,8 ± 0,4 g/kg/ngày. Phần lớn người bệnh không đạt nhu cầu khuyến nghị (NCKN) về năng lượng, protein và nhiều vi chất (vitamin A, D, B1, B2, PP, kẽm, magie, sắt, canxi, phospho).
Chi tiết bài viết
Từ khóa
suy dinh dưỡng, bệnh gan mạn, khẩu phần 24h
Tài liệu tham khảo
2. Purnak T, Yilmaz Y. Liver disease and malnutrition. Best Pract Res Clin Gastroenterol. 2013; 27(4):619-629. doi:10.1016/j.bpg.2013.06.018.
3. Bischoff SC, Bernal W, Dasarathy S, et al. ESPEN practical guideline: Clinical nutrition in liver disease. Clin Nutr. 2020;39(12):3533-3562. doi:10.1016/j.clnu.2020.09.001.
4. Bộ y tế. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh viêm gan B. 2014.
5. Bộ y tế. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bện viêm gan virus C. 2016.
6. Gottschall CBA, Pereira TG, Rabito EI, et al. Nutritional status and dietary intake in non-cirrhotic adult chronic hepatitis c patients. Arq Gastroenterol. 2015;52(3):204-209. doi:10.1590/S0004-28032015000300010
7. Viện dinh dưỡng. Quyển Ảnh Dùng Trong Điều Tra Khẩu Phần Trẻ Em 2-5 Tuổi. Nhà xuất bản y học; 2014.
8. Viện dinh dưỡng, Bộ y tế. Bảng Thành Phần Các Chất Dinh Dưỡng Thông Dụng Trong Thực Phẩm Việt Nam. Nhà xuất bản y học; 2017.
9. Viện dinh dưỡng, Bộ y tế. Nhu Cầu Dinh Dưỡng Khuyến Nghị Cho Người Việt Nam. Nhà xuất bản y học; 2016.
10. Merli M, Berzigotti A, Zelber-Sagi S, et al. EASL Clinical Practice Guidelines on nutrition in chronic liver disease. J Hepatol. 2019;70(1):172-193. doi:10.1016/j.jhep.2018.06.024
11. Nunes G, Santos CA, Barosa R, Fonseca C, Barata AT, Fonseca J. Outcome and nutritional assessment of chronic liver disease patients using anthropometry and subjective global assessment. Arq Gastroenterol. 2017;54(3):225-231. doi:10.1590/S0004-2803.201700000-28.
12. Luong R, Kim M, Lee A, Carey S. Assessing nutritional status in a cohort of liver cirrhosis outpatients: A prospective cross-sectional study. Nutr Health. 2020;26(1):19-25. doi:10.1177/0260106019888362
13. Menta PLDR, Correia MITD, Vidigal PVT, Silva LD, Teixeira R. Nutrition status of patients with chronic hepatitis B or C. Nutr Clin Pract Off Publ Am Soc Parenter Enter Nutr. 2015;30(2):290-296. doi:10.1177/0884533614546168.
14. Kawabe N, Hashimoto S, Harata M, et al. Assessment of nutritional status of patients with hepatitis C virus-related liver cirrhosis. Hepatol Res. 2008;38(5):484-490. doi:10.1111/j.1872-034X.2007.00300.x.
15. Lindqvist C, Slinde F, Majeed A, Bottai M, Wahlin S. Nutrition impact symptoms are related to malnutrition and quality of life – A cross-sectional study of patients with chronic liver disease. Clin Nutr. 2020;39(6):1840-1848. doi:10.1016/j.clnu.2019.07.024.
16. Plauth M, Merli M, Kondrup J, et al. ESPEN guidelines for nutrition in liver disease and transplantation. Clin Nutr Edinb Scotl. 1997;16(2):43-55. doi:10.1016/s0261-5614(97)80022-2.