Giá trị tiên lượng của thang điểm wfns đối với kết quả xấu sau chảy máu dưới nhện do phình động mạch não

Vương Thị Thu Hiền, Lương Quốc Chính

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu nhằm xác định mối quan hệ giữa hai thang điểm Hiệp hội Phẫu thuật Thần kinh Thế giới (WFNS) và Hunt - Hess (H&H) với kết quả thực tế và so sánh độ chính xác trong tiên lượng của hai thang điểm này. Chúng tôi trích xuất dữ liệu bệnh nhân chảy máu dưới nhện do vỡ phình động mạch não điều trị tại ba bệnh viện trung ương ở Hà Nội, Việt Nam từ 8/2019 đến 8/2020. Sử dụng phân tích hồi quy logistic đơn biến, chúng tôi tính tỷ suất chênh (OR) với khoảng tin cậy (CI) 95% tương ứng đối với kết quả chức năng thần kinh xấu thời điểm 90 ngày cho mỗi mức độ nặng so sánh với mức độ nhẹ nhất của hai thang điểm. Diện tích dưới đường cong ROC cũng được tính toán. Chúng tôi đã tuyển chọn 168 bệnh nhân (≥ 18 tuổi). Đối với thang điểm WFNS, OR dao động từ 2,15 (95% CI: 0,50 - 9,20) tới 37,44 (95% CI: 9,53 - 163,25) và tăng không đều hơn so với thang điểm H&H (OR dao động từ 0,85 (95% CI: 0,23 - 3,19) tới 30,11 (95% CI: 8,66 - 104,75)). Diện tích dưới đường cong của thang điểm WFNS và H&H lần lượt là 0,81 (95% CI: 0.73 - 0,88) và 0,81 (95% CI: 0,74 - 0,89). Cả hai thang điểm WFNS và H&H đều có độ chính xác cao trong dự báo kết quả chức năng thần kinh. Bởi vì OR của thang điểm WFNS tăng không đều hơn cho nên nó không ưu thế hơn thang điểm H&H trong tiên lượng bệnh nhân.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lawton MT, Vates GE. Subarachnoid Hemorrhage. The New England journal of medicine. 2017;377(3):257-266.
2. Nguyễn Ngọc Dương, Lương Quốc Chính. Đặc điểm lâm sàng và một số yếu tố tiên lượng bất lợi ở bệnh nhân chảy máu dưới nhện do vỡ phình động mạch não. Tạp chí Nghiên cứu Y học. 2020;128(4):131-143.
3. Hunt WE, Hess RM. Surgical risk as related to time of intervention in the repair of intracranial aneurysms. Journal of neurosurgery. 1968;28(1):14-20.
4. Nishioka H. Report on the cooperative study of intracranial aneurysms and subarachnoid hemorrhage. Section VII. I. Evaluation of the conservative management of ruptured intracranial aneurysms. Journal of neurosurgery. 1966;25(5):574-592.
5. The World Federation of Neurological Surgeons (WFNS) Committee. Report of World Federation of Neurological Surgeons Committee on a Universal Subarachnoid Hemorrhage Grading Scale. Journal of neurosurgery. 1988;68(6):985-986.
6. Lindsay KW, Teasdale G, Knill-Jones RP, Murray L. Observer variability in grading patients with subarachnoid hemorrhage. Journal of neurosurgery. 1982;56(5):628-633.
7. Lindsay KW, Teasdale GM, Knill-Jones RP. Observer variability in assessing the clinical features of subarachnoid hemorrhage. Journal of neurosurgery. 1983;58(1):57-62.
8. Luong CQ, Ngo HM, Hoang HB, et al. Clinical characteristics and factors relating to poor outcome in patients with aneurysmal subarachnoid hemorrhage in Vietnam: A multicenter prospective cohort study. PloS one. 2021;16(8):e0256150.
9. Rankin J. Cerebral vascular accidents in patients over the age of 60. II. Prognosis. Scottish medical journal. 1957;2(5):200-215.
10. Bonita R, Beaglehole R. Recovery of motor function after stroke. Stroke; a journal of cerebral circulation. 1988;19(12):1497-1500.
11. van Swieten JC, Koudstaal PJ, Visser MC, Schouten HJ, van Gijn J. Interobserver agreement for the assessment of handicap in stroke patients. Stroke; a journal of cerebral circulation. 1988;19(5):604-607.
12. Luong CQ, Nguyen AD, Nguyen CV, et al. Effectiveness of Combined External Ventricular Drainage with Intraventricular Fibrinolysis for the Treatment of Intraventricular Haemorrhage with Acute Obstructive Hydrocephalus. Cerebrovascular Diseases Extra. 2019;9(2):77-89.
13. Mackey J, Khoury JC, Alwell K, et al. Stable incidence but declining case-fatality rates of subarachnoid hemorrhage in a population. Neurology. 2016;87(21):2192-2197.
14. Øie LR, Solheim O, Majewska P, et al. Incidence and case fatality of aneurysmal subarachnoid hemorrhage admitted to hospital between 2008 and 2014 in Norway. Acta neurochirurgica. 2020;162(9):2251-2259.
15. Do SN, Luong CQ, Pham DT, et al. Survival after out-of-hospital cardiac arrest, Viet Nam: multicentre prospective cohort study. Bulletin of the World Health Organization. 2021;99(1):50-61.
16. van Heuven AW, Dorhout Mees SM, Algra A, Rinkel GJ. Validation of a prognostic subarachnoid hemorrhage grading scale derived directly from the Glasgow Coma Scale. Stroke; a journal of cerebral circulation. 2008;39(4):1347-1348.
17. Sano H, Satoh A, Murayama Y, et al. Modified World Federation of Neurosurgical Societies subarachnoid hemorrhage grading system. World neurosurgery. 2015;83(5):801-807.
18. Fung C, Inglin F, Murek M, et al. Reconsidering the logic of World Federation of Neurosurgical Societies grading in patients with severe subarachnoid hemorrhage. Journal of neurosurgery. 2016;124(2):299-304.