Xây dựng các bảng từ thử sức nghe lời Tiếng Việt cho trẻ em từ 6 đến 15 tuổi

Phạm Tiến Dũng, Cao Minh Thành, Nguyễn Văn Lợi

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Cần xây dựng bảng từ thử đo sức nghe lời cho trẻ em phù hợp với vốn từ vựng của trẻ và cân bằng về mặt ngữ âm, thính học. Mục tiêu xây dựng bảng từ thử 1 âm tiết và bảng từ thử 2 âm tiết cho trẻ em từ 6 đến 15 tuổi. Kết quả kho ngữ liệu 176153 từ phù hợp với trẻ em từ 6 - 15 tuổi, từ kho ngữ liệu này đã lọc ra được 1000 từ 1 âm tiết và 600 từ 2 âm tiết có tần suất xuất hiện nhiều nhất. Trên cơ sở phân loại theo âm sắc của âm vị, sắp xếp vào bảng từ thử đảm bảo cân bằng về nguyên âm và phụ âm đầu đã lựa chọn ra 250 từ 1 âm tiết thành lập bảng từ thử có 10 nhóm, mỗi nhóm 25 từ và 100 từ 2 âm tiết thành lập bảng từ thử có 10 nhóm, mỗi nhóm 10 từ. Kết luận bảng từ thử 1 âm tiết và 2 âm tiết đảm bảo cân bằng về mặt ngữ âm, đủ điều kiện tiến hành bước tiếp theo để kiểm định tính cân bằng, tin cậy về mặt thính học.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Ngô Ngọc Liễn. Quá trình xây dựng bảng thính lực lời và cách đo tính, Tổng hội Y Học Việt Nam. 1977; (2), 43-69.
2. Nguyễn Hữu Khôi. Xây dựng các bảng từ thử và nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật đo sức nghe tiếng nói. Luận án Phó tiến sĩ, Trường Đại học Y Hà Nội. 1986.
3. Nguyễn Thị Hằng, Ngô Ngọc Liễn, Lương Minh Hương và CS. Đối chiếu thính lực âm và thính lực lời qua bảng câu thính lực lời tiếng Việt trên bệnh nhân nghe kém tuổi già. Tạp chí Y học Việt Nam. 2016; 445, Số 1 tháng 8.
4. Mendel LL. Current considerations in pediatric speech audiometry. International Journal of Audiology. 2008; 47:546-553.
5. Wang S, Mannell S, Newall P, Zhang H, Han D. Development and evaluation of Mandarin disyllabic materials for speech audiometry in China. International Journal of Audiology. 2007; 46:719-731.
6. Pham Giang, Kohnert K, Carney E. Corpora of Vietnamese Texts: Lexical effects of intended audience and publication place. Behavior Research Methods. 2008; 40(1), 154-163.
7. Lê Hồng Anh, Lê Xuân Ngọc, Nguyễn Thị Khánh Vân. Đánh giá khả năng nghe hiểu của trẻ cấy điện cực ốc tai từ 3 tuổi tới 6 tuổi, Tạp chí Y học Việt Nam. 2020; 493, 86-189.
8. Nguyễn Văn Lợi, Jerold, Edmondson. Thanh điệu và chất giọng trong tiếng Việt hiện đại (phương ngữ Bắc bộ): khảo sát thực nghiệm. Tạp chí Ngôn ngữ. 1997;1:1-16.
9. Vũ Kim Bảng. Hệ formant của nguyên âm tiếng Hà Nội. Tạp chí Ngôn ngữ. 2002; (15), 62.
10. Nguyễn Thị Hằng, Nguyễn Văn Lợi, Ngô Ngọc Liễn. Đặc trưng âm học của âm đệm -w- và việc xây dựng bảng từ đo thính lực lời tiếng Việt. Từ điển học & Bách khoa thư. 2014; 4 (30): 27-34.
11. Đặng Thái Minh. Từ điển điện tử tần số tiếng Việt (Với các tiện ích phục vụ ngôn ngữ học so sánh). Tóm tắt luận án Tiến sĩ Ngữ văn, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. 1999.
12. Stahl SA. Vocabulary development;. Brookline, MA: Brookline Books.1999.
13. Đoàn Thiện Thuật. Ngữ âm tiếng Việt. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. 2007; 66 -98, 103.
14. Martin FN, Champlin CA, Perez DD. The question of Phonetic Balance in Word Regconition Testing. J Am Acad Audiol. 2000; 11: 489-493.
15. Vaucher AV, Menegotto IH, Moraes AB, Costa MJ. Lists of monosyllables for speech audiometry testing: construct validity. Audiol Commun Res. 2017; 22: e1729.
16. Di Berardino F, Tognola G, Paglialonga A, Alpini D, Grandori F, Cesarani A. Influence of compact disk recording protocols on reliability and comparability of speech audiometry outcomes: Acoustic analysis. The Journal of Laryngology & Otology. 2010; 124(8): 859-863.
17. Shabnam S, Saraswathi T, Sunil K Ravi. Acoustic analysis using the Praat and the Dr Speech program: A comparative study. MJHP. 2018; 1(1): 16-21.
18. https://docs.google.com/file/d/1zTXlKxO1dhGMFEyOvSRgTcmbvz6c-KdG/edit?usp=docslist_api&filetype=msexcel.