9. Thực trạng rối loạn chức năng tình dục và một số yếu tố liên quan ở phụ nữ mang thai đến khám thai tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương

Phan Chí Thành, Trần Danh Cường, Ngô Văn Toàn, Trần Kim Thanh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mô tả thực trạng suy giảm chức năng tình dục và một số yếu tố liên quan ở phụ nữ mang thai (PNMT) đến khám thai tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2020. Nghiên cứu mô tả cắt ngang sử dụng bộ câu hỏi FSFI (Female Sexual Function Index) nhằm đánh giá chức năng tình dục của phụ nữ: phụ nữ mang thai có điểm từ 26,55 trở xuống được đánh giá là gặp rối loạn chức năng tình dục (RLCNTD). Kết quả cho thấy: 130 phụ nữ mang thai tham gia vào nghiên cứu, 20% phụ nữ mang thai không có hoạt động giao hợp trong vòng 4 tuần qua. Tỷ lệ rối rối loạn chức năng tình dục tương đối cao: 51,5%. Điểm FSFI trung bình ở phụ nữ mang thai là 23,9 ± 7,7 điểm. Phụ nữ mang thai quý 2 có điểm trung bình về ham muốn là 2,9 ± 0,9 điểm, thấp hơn so với quý 1 là 3,6 ± 1,0 điểm. Các yếu tố: tuổi mẹ, quan điểm quan hệ tình dục khi mang thai là các yếu tố liên quan đến rối loạn chức năng tình dục ở phụ nữ mang thai. Tỷ lệ PNMT từ 30 tuổi trở lên có bị RLCNTD chỉ bằng 0,29 lần so với nhóm dưới 30 tuổi. Những PNMT cho rằng QHTD cải thiện SK bị RLCNTD chỉ bằng 0,26 lần so với nhóm không đồng ý với quan điểm trên.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Masoumi SZ, Kazemi F, Nejati B, Parsa P, Karami M. Effect of sexual counseling on marital satisfaction of pregnant women referring to health centers in Malayer (Iran): An educational randomized experimental study. Electronic physician. 2017;9(1):3598-3604. doi: 10.19082/3598.
2. Saotome TT, Yonezawa K, Suganuma N. Sexual dysfunction and satisfaction in Japanese couples during pregnancy and postpartum. Sex Med. Dec 2018;6(4):348-355. doi: 10.1016/j.es xm.2018.08.003.
3. Gałązka I, Drosdzol-Cop A, Naworska B, Czajkowska M, Skrzypulec-Plinta V. Changes in the sexual function during pregnancy. The journal of sexual medicine. 2015;12(2):445-454. doi: 10.1111/jsm.12747.
4. Corbacioglu Esmer A, Akca A, Akbayir O, Goksedef BPC, Bakir VL. Female sexual function and associated factors during pregnancy. Journal of Obstetrics and Gynaecology Research. 2013;39(6):1165-1172. doi: 10.1111/jog.12048.
5. Jamali S, Mosalanejad LJIjorm. Sexual dysfnction in Iranian pregnant women. 2013; 11(6):479.
6. Williamson M, McVeigh C, Baafi MJM. An Australian perspective of fatherhood and sexuality. 2008;24(1):99-107.
7. Phan TC, Hoang LB, Tran TK, et al. Fear-related reasons for avoiding sexual intercourse in early pregnancy: A Cross-sectional study. 2021;9(6):100430.
8. Khajehei M, Doherty M, Tilley PJM, Sauer K. Prevalence and risk factors of sexual dysfunction in postpartum Australian women. The journal of sexual medicine. 2015;12(6):1415-1426. doi: https://doi.org/10. 1111/jsm.12901.
9. Ahmed MR, Madny EH, Sayed Ahmed WA. Prevalence of female sexual dysfunction during pregnancy among Egyptian women. Journal of Obstetrics and Gynaecology Research. 2014;40(4):1023-1029. doi: 10.1111/jog.12313.
10. Ngô Thị Yên. Tỷ lệ rối loạn tình dục và các yếu tố liên quan ở phụ nữ tuổi sinh đẻ tại thành phố Hồ Chí Minh. Luận án Tiến sĩ y học. Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh; 2016.
11. Jamali S, Mosalanejad L. Sexual dysfunction in Iranian pregnant women. Iranian journal of reproductive medicine. 2013; 11(6):479.
12. Leite APL, Campos AAS, Dias ARC, Amed AM, De Souza E, Camano L. Prevalence of sexual dysfunction during pregnancy. Revista da Associação Médica Brasileira. 2009;55(5):563-568.
13. Naldoni LM, Pazmiño MA, Pezzan PA, et al. Evaluation of sexual function in Brazilian pregnant women. 2011;37(2):116-129.
14. Al Bustan MA, El Tomi N, Faiwalla MF, Manav VJAosb. Maternal sexuality during pregnancy and after childbirth in Muslim Kuwaiti women. 1995;24(2):207-215.
15. Haines CJ, Shan YO, Kuen CL, Leung DH, Chung TK, Chin RJJoPR. Sexual behavior in pregnancy among Hong Kong Chinese women. 1996;40(3):299-304.