3. Lâm sàng rối loạn loạn thần cấp đa dạng không có triệu chứng của tâm thần phân liệt

Dương Minh Tâm, Trần Nguyễn Ngọc

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu của chúng tôi với mục tiêu mô tả đặc điểm lâm sàng rối loạn loạn thần cấp đa dạng không có triệu chứng của tâm thần phân liệt ở người bệnh khám và điều trị nội trú tại Viện Sức khoẻ Tâm thần - Bệnh viện Bạch Mai trong giai đoạn 2019 - 2020. Bằng phương pháp mô tả cắt ngang ở 43 người bệnh điều trị nội trú tại Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc Gia, Bệnh viện Bạch Mai, được chẩn đoán xác định rối loạn loạn thần cấp đa dạng không có triệu chứng của tâm thần phân liệt (F23.0) theo tiêu chuẩn chẩn đoán của ICD 10. Kết quả: Sau khi nghiên cứu 43 người bệnh rối loạn loạn thần cấp đa dạng không có triêu chứng của tâm thần phân liệt, chúng tôi nhận thấy nhóm tuổi thường gặp 25 - 34 (32,6%) và 35 - 44 (30,2%). Tuổi trung bình là 34,19 ± 10,1. Rối loạn này gặp nhiều ở nữ giới hơn nam giới (53,5% so với 46,5%). Có 36,2% người bệnh có kết hợp stress. Trong số đó, nội dung stress gặp nhiều nhất là về công việc (37,4%). Có tới 95,3% người bệnh có triệu chứng hoang tưởng và chủ yếu là hoang tưởng bị hại (90,2%), tiếp đó đến hoang tưởng bị theo dõi (60,9%). Có 65,1% người bệnh có ảo giác. Hầu hết người bệnh có ảo giác thính giác (96,4%). Có 3 trường hợp có ảo giác thị giác. Ảo giác xúc giác, ảo giác vị giác và ảo giác khứu giác không thấy xuất hiện ở người bệnh rối loạn loạn thần cấp đa dạng không có triệu chứng của tâm thần phân liệt.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Association AP. Diagnostic and statistical manual of mental disorders, 5th Edition: DSM-5. 5th edition. American Psychiatric Publishing; 2013.
2. Rajkumar RP. Recurrent acute and transient psychotic disorder: A pilot study. Asian J Psychiatry. 2015;14:61-64. doi: 10.1016/j.ajp. 2015.02.006.
3. Queirazza F, Semple DM, Lawrie SM. Transition to schizophrenia in acute and transient psychotic disorders. Br J Psychiatry J Ment Sci. 2014;204:299-305. doi: 10.1192/bjp.bp.113.127340.
4. Udomratn P, Burns J, Farooq S. Acute and transient psychotic disorders: an overview of studies in Asia. Int Rev Psychiatry Abingdon Engl. 2012;24(5):463-466. doi: 10.31 09/09540261.2012.715579.
5. Marneros A, Pillmann F, Haring A, Balzuweit S, Blöink R. What is schizophrenic in acute and transient psychotic disorder? Schizophr Bull. 2003;29(2):311-323. doi: 10.10 93/oxfordjournals.schbul.a007007.
6. Jørgensen P, Bennedsen B, Christensen J, Hyllested A. Acute and transient psychotic disorder: a 1-year follow-up study. Acta Psychiatr Scand. 1997;96(2):150-154. doi: 10.1 111/j.1600-0447.1997.tb09920.x.
7. Nguyễn Hữu Chiến. Đặc điểm lâm sàng, tiến triển rối loạn loạn thần cấp và nhất thời. Luận án tiến sĩ. Trường Đại học Hà Nội; 2008.
8. Sajith SG, Chandrasekaran R, Sadanandan Unni KE, Sahai A. Acute polymorphic psychotic disorder: diagnostic stability over 3 years. Acta Psychiatr Scand. 2002;105(2):104-109. doi: 10.1034/j.1600-044 7.2002.01080.x.
9. Nguyễn Việt. Bệnh loạn thần phản ứng. In: Tâm Thần Học. Nhà xuất bản Y học; 1984:115-118.
10. Organization WH. The ICD-10 Classification of mental and behavioural disorders: Clinical descriptions and diagnostic guidelines. 1st edition. World Health Organization; 1992.