15. Kết quả bước đầu sử dụng vạt cơ thang tạo hình tổn khuyết do ung thư vùng đầu cổ lưng
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Vùng đầu, cổ và lưng là các vị trí thường gặp của ung thư da và ung thư phần mềm. Các vị trí này thường đòi hỏi tạo hình che phủ những khuyết hổng lớn sau phẫu thuật cắt u. Vạt da cơ thang cuống liền là vạt có cuống mạch hằng định, dễ phẫu tích, diện tích vạt rộng, thích hợp cho tạo hình vùng đầu, cổ và lưng. Mô tả kết quả sử dụng vạt da cơ thang trong phẫu thuật tạo hình khuyết phần mềm sau cắt bỏ ung thư vùng đầu cổ và lưng. Nghiên cứu chùm ca bệnh với 16 bệnh nhân có khuyết tổn vùng đầu, cổ, lưng do nguyên nhân ung thư được phẫu thuật tạo hình bằng vạt da cơ thang cuống liền tại Bệnh viện K. Tổn khuyết có kích thước lớn nhất: 22x16cm, nhỏ nhất: 12x9cm. Phân bố vị trí tổn khuyết: 75% ở vùng da đầu, 25% ở vùng lưng và vai. Sức sống vạt: 87,5% sống hoàn toàn, 6,25% thiểu dưỡng, bong lớp thượng bì và 6,25% hoại tử hoàn toàn. Vạt da cơ thang cuống liền là lựa chọn phù hợp cho tạo hình khuyết phần mềm vùng đầu, cổ và lưng do ung thư.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
vạt cơ thang, đầu cổ lưng, tổn khuyết do ung thư
Tài liệu tham khảo
2. Hicks K, Thomas JR. Skin and composite grafts. Plastic and Aesthetic Research. 2022;9:2. doi: 10.20517/2347-9264.2021.65.
3. Jacobson LK, Johnson MB, Dedhia RD, Niknam-Bienia S, Wong AK. Impaired wound healing after radiation therapy: A systematic review of pathogenesis and treatment. JPRAS Open. 2017;13:92-105. doi: 10.1016/j.jpra.2017.04.001.
4. Miller H, Bush K, Delancy M, et al. Effect of preoperative radiation on free flap outcomes for head and neck reconstruction: An updated systematic review and meta-analysis. Journal of Plastic, Reconstructive & Aesthetic Surgery. 2022;75(2):743-752. doi: 10.1016/j.bj ps.2021.09.050.
5. Sugrue CM, Rooney G, Sugrue RM. Trapezius flaps for reconstruction of head and neck defects following oncological resection - A systematic review. J Craniomaxillofac Surg. 2017;45(12):2115-2119. doi: 10.1016/j.jcms.20 17.10.001.
6. Ciudad P, Agko M, Manrique OJ, et al. The retrograde transverse cervical artery as a recipient vessel for free tissue transfer in complex head and neck reconstruction with a vessel-depleted neck. Microsurgery. 2017;37(8):902-909. doi: 10.1002/micr.30193.
7. Naalla R, Murthy V, Chauhan S, Chinta K, Singhal M. Revisiting the trapezius fFlap as a reconstructive option for cervico-occipital and thoracic spine regions. Indian J Plast Surg. 2019;52(3):322-323. doi: 10.1055/s-0039-3400 677.
8. Tan KC, Tan BK. Extended lower trapezius island myocutaneous flap: A fasciomyocutaneous flap based on the dorsal scapular artery. Plastic and Reconstructive Surgery. 2000;105(5):1758-1763.
9. Xie T, Liu Y, Han T, et al. Flap design and preliminary clinical experience of the lower trapezius musculocutaneous flap carrying a portion of the latissimus dorsi muscle. Chinese journal of reparative and reconstructive surgery. 2021;35:349-355. doi: 10.7507/1002-1892.202009114.
10. Rickenbacher J, Landolt AM, Theiler K, et al. Outline of the arteries of the back. In: Rickenbacher J, Landolt AM, Theiler K, Scheier H, Siegfried J, Wagenhäuser FJ, eds. Applied Anatomy of the Back. Berlin, Heidelberg: Springer; 1985:101-106. doi: 10.1007/978-3-662-05791-9_5.
11. Numajiri T, Morita D, Tsujiko S, Moriguchi Y. Extension toward the Trapezius in a transversely oriented latissimus dorsi flap for breast reconstruction. Plastic and Reconstructive Surgery - Global Open. 2021;9(7):e3695. doi: 10.1097/GOX.0000000000003695.
12. Atiyeh BS, Hamdan AM, Nassar SI, Hanbali FS, Hashim HA. Vascularized fascial patch for repair of suboccipital dural defect. Annals of Plastic Surgery. 1996;37(4):422-427.
13. Chen WL, Yang ZH, Huang ZQ, Fan S, Zhang DM, Wang YY. Craniofacial resection and reconstruction in patients with recurrent cancer involving the craniomaxillofacial region. J Oral Maxillofac Surg. 2017;75(3):622-631. doi: 10.1016/j.joms.2016.08.044.