18. Kết quả của "Sài hồ sơ can tán" kết hợp "Ô bối tán" trong điều trị hội chứng trào ngược dạ dày thực quản
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá tác dụng của bài thuốc "Sài hồ sơ can tán" kết hợp "Ô bối tán" trong điều trị hội chứng trào ngược dạ dày thực quản và theo dõi tác dụng không mong muốn của bài thuốc trên lâm sàng và cận lâm sàng Nghiên cứu can thiệp, so sánh trước sau và có đối chứng. 60 bệnh nhân được chẩn đoán hội chứng trào ngược dạ dày thực quản được chia thành hai nhóm đảm bảo tương đồng về tuổi, giới, mức độ trào ngược theo thang điểm GERD - Q. Nhóm nghiên cứu được sử dụng bài thuốc "Sài hồ sơ can tán" kết hợp "Ô bối tán" liều dùng 39 g/ngày, nhóm đối chứng sử dụng Lomec (Omeprazol) liều dùng 40 mg/ngày, thời gian điều trị 1 tháng. Kết quả cho thấy điểm trung bình các triệu chứng của hội chứng trào ngược dạ dày thực quản và điểm trung bình GERD - Q của hai nhóm đều giảm có ý nghĩa thống kê so với trước điều trị (p < 0,05) và không có sự khác biệt giữa hai nhóm (p > 0,05). Chưa thấy tác dụng không mong muốn của bài thuốc trên lâm sàng và cận lâm sàng.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
hội chứng trào ngược dạ dày thực quản (GERD), Sài hồ sơ can tán, Ô bối tán
Tài liệu tham khảo
2. Sandhu DS, Fass R. Current trends in the management of gastroesophageal reflux disease. Gut Liver. 2018;12(1):7-16. doi: 10.50 09/gnl16615.
3. Clarrett DM, Hachem C. Gastroesophageal reflux disease (GERD). Mo Med. 2018;115(3):214-218.
4. Nguyễn Thiên Quyến. Chẩn đoán phân biệt chứng trạng trong đông y. Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc; 2010:689-772,857-865.
5. Trương Cảnh Nhạc. Cảnh nhạc toàn thư. Nhà xuất bản Báo chí khoa học và công nghệ Sơn Tây; 2010:1682-1690.
6. Biên hội uỷ viên dược điển quốc gia. Dược điển (Nước cộng hoà nhân dân Trung Hoa). Bản năm 2020, bộ 1. Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật Y Dược Trung Quốc; 2020:691-695.
7. Hunt R, Armstrong D, Katelaris P, et al. World gastroenterology organisation global guidelines: GERD global perspective on gastroesophageal reflux disease. J Clin Gastroenterol. 2017;51(6):467-478.
8. Dent J, Jones R, Vakil N, et al. A management strategy for GERD based on the gastroesophageal reflux disease questionnaire (GerdQ). Scandinavian Journal of Gastroenterology. 2008;43:34-35.
9. Jonasson C, Wernersson B, Hoff D a. L, Hatlebakk JG. Validation of the GerdQ questionnaire for the diagnosis of gastro-oesophageal reflux disease. Aliment Pharmacol Ther. 2013;37(5):564-572.
10. Jones R, Junghard O, Dent J, et al. Development of the GerdQ, a tool for the diagnosis and management of gastro-oesophageal reflux disease in primary care. Aliment Pharmacol Ther. 2009;30(10):1030-1038. doi: 10.1111/j.1365-2036.2009.04142.
11. Bộ Y tế. Dược điển Việt Nam V. Nhà xuất bản Y học; 2017.88-91,326-330,547-549; 888-891;1012-1015.
12. Kahrilas PJ. GERD pathogenesis, pathophysiology, and clinical manifestations. Cleve Clin J Med. 2003;70 Suppl 5:S4-19. doi: 10.3949/ccjm.70.suppl_5.s4.
13. Jones R, Junghard O, Dent J, et al. Development of the GerdQ, a tool for the diagnosis and management of gastro-oesophageal reflux disease in primary care. Aliment Pharmacol Ther. 2009;30(10):1030-1038. doi: 10.1111/j.1365-2036.2009.04142.x.
14. Thẩm Ánh Quân. Dược lý Trung Dược. Nhà xuất bản Vệ sinh nhân dân; 2000:557-605.
15. Thôi Chánh Thư. Nghiên cứu quan sát lâm sàng về tác dụng của bài Sài hồ sơ can tán kết hợp với thuốc tây trong điều trị trào ngược dạ dày thực quản. Tạp chí Y học thực hành Trung Quốc. 2012;56-57.
16. Cục quản lý quốc gia Trung Y Dược (Trung Hoa bản thảo) hội uỷ biên. Trung Hoa bản thảo (quyển hạ). Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật Thượng Hải; 1998:2042-2044.
17. Học viện Tân y Giang Tô. Trung dược đại từ điển. Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật Thượng Hải; 2003:54-56,667-700.
18. Li SQ, Su ZH, Peng JB, Zou ZM, Yu CY. In vitro and in vivo antioxidant effects and the possible relationship between the antidepression efficacy of traditional Chinese medicine formulation Chaihu Shugan San. Chin J Nat Med. 2010;8:353-361.
19. Zhou Y, Zeng Z, Dong X, Fei J, Li B. Effects of Chaihu-Shugan-San for reflux esophagitis: A protocol for systematic review and meta-analysis. Medicine (Baltimore). 2020;99(49):e23458. doi: 10.1097/MD.000000 0000023458.