12. Đặc điểm stress và chiến lược đối phó ở thanh thiếu niên rối loạn lo âu lan toả

Nguyễn Văn Tuấn, Trần Thị Thu Hà, Nguyễn Hoàng Yến

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu rối loạn lo âu lan toả ở lứa tuổi thanh thiếu niên nhằm đánh giá các đặc điểm stress và chiến lược đối phó ở nhóm người bệnh đến khám và điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Nhi Trung ương. Bằng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang 51 trường hợp được chẩn đoán xác định rối loạn lo âu lan toả ở lứa tuổi từ 10 đến 19 tuổi. Kết quả: stress thường gặp nhất là trong học tập với khối lượng học tập quá nhiều, quá khó chiếm 43,1%; thi cử xếp loại 41,2%; sự kỳ vọng của người khác 17,6%, mức độ stress thường gặp nhất là trung bình. Ba phương thức đối phó với stress thường được sử dụng nhất là tự đổ lỗi cho bản thân, trút giận và tự phân tâm. Các phương thức đối phó chủ động được sử dụng nhiều hơn ở cuối lứa tuổi thanh thiếu niên. Nam giới lựa chọn phương thức đối phó thích nghi (tập trung giải quyết cảm xúc và vấn đề) cao hơn so với nữ giới. Nữ giới lựa chọn phương thức đối phó chấp nhận cao hơn nam giới, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p = 0,024). Phương thức đối phó bất thường: chấp nhận, trút giận, hành vi kém gắn kết và tự đổ lỗi cho bản thân là có tương quan tuyến tính tỉ lệ thuận với điểm số xác định tình trạng stress.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Mohammadi MR, Pourdehghan P, Mostafavi SA, et al. Generalized anxiety disorder: Prevalence, predictors, and comorbidity in children and adolescents. Journal of Anxiety Disorders. 2020;73:102234. doi: 10.1016/j.janxdis.2020.102234.
2. Herres J. Adolescent coping profiles differentiate reports of depression and anxiety symptoms. Journal of Affective Disorders. 2015;186:312-319. doi: 10.1016/j.jad.2015.07.031.
3. Hussong AM, Chassin L. Stress and coping among children of alcoholic parents through the young adult transition. Develop Psychopathol. 2004;16(04). doi: 10.1017/S0954579404040106.
4. Creswell C, Waite P, Cooper PJ. Assessment and management of anxiety disorders in children and adolescents. Archives of Disease in Childhood. 2014;99(7):674-678. doi: 10.1136/archdischild-2013-303768.
5. Kunz NR, Khan A, Lamm LW, et al. Efficacy and safety of venlafaxine extended release in children and adolescents with generalised anxiety disorder. European Neuropsychopharmacology. 2002;12:358. doi: 10.1016/S0924-977X(02)80571-5.
6. Burke JC. Role stress, coping style, and mental health in late adolescence and early adulthood: An empirical analysis of the age-linked effects of coping style on depressed mood and anxiety. Master’s Theses and Capstones, University of New Hampshire. Published online 2017:77.
7. Burstein M, Beesdo-Baum K, He JP, et al. Threshold and subthreshold generalized anxiety disorder among US adolescents: Prevalence, sociodemographic, and clinical characteristics. Psychol Med. 2014;44(11):2351-2362. doi: 10.1017/S0033291713002997.
8. Su X you, Lau JT, Mak WW, et al. A preliminary validation of the Brief COPE instrument for assessing coping strategies among people living with HIV in China. Infect Dis Poverty. 2015;4:41. doi: 10.1186/s40249-015-0074-9.
9. Lee EH. Review of the psychometric evidence of the perceived stress scale. Asian Nursing Research. 2012;6(4):121-127. doi: 10.1016/j.anr.2012.08.004.
10. Beesdo K, Knappe S, Pine DS. Anxiety and anxiety disorders in children and adolescents: Developmental issues and implications for DSM-V. Psychiatric Clinics of North America. 2009;32(3):483-524. doi: 10.1016/j.psc.2009.06.002.
11. Bhattarai B, Maskey S, Lopchan M. Stress and coping strategies among adolescents in private school, Chitwan, Nepal. Journal of Chitwan Medical College. 2016;6(3):51-55. doi: 10.3126/jcmc.v6i3.16700.
12. Al-Bahrani M, Aldhafri S, Alkharusi H, et al. Age and gender differences in coping style across various problems: Omani adolescents’ perspective. Journal of Adolescence. 2013;36(2):303-309. doi: 10.1016/j.adolescence.2012.11.007.
13. Tremolada M, Bonichini S, Taverna L. Coping strategies and perceived support in adolescents and young adults: Predictive model of self-reported cognitive and mood problems. Psychology. 2016;7(14):1858-1871. doi: 10.4236/psych.2016.714171.
14. Ano GG, Vasconcelles EB. Religious coping and psychological adjustment to stress: A meta-analysis. J Clin Psychol. 2005;61(4):461-480. doi: 10.1002/jclp.20049.
15. Mattis JS. Religion and spirituality in the meaning-making and coping experiences of African American women: A qualitative analysis. Psychology of Women Quarterly. Published online 2002:309-321.
16. Sinha R. Chronic stress, drug use, and vulnerability to addiction. Ann N Y Acad Sci. 2008;1141:105-130. doi: 10.1196/annals.1441.030.
17. Cicognani E. Coping strategies with minor stressors in adolescence: relationships with social support, self-efficacy, and psychological well-being: Coping strategies with minor stressors. Journal of Applied Social Psychology. 2011;41(3):559-578. doi: 10.1111/j.1559-1816.2011.00726.x.
18. Eschenbeck H, Kohlmann CW, Lohaus A. Gender differences in coping strategies in children and adolescents. Journal of Individual Differences. 2007;28(1):18-26. doi: 10.1027/1614-0001.28.1.18.
19. Lewis E. Adolescent coping strategies and onset of substance use senior thesis. Bachelor Science thesis, University of Delaware; 2010.
20. Matud MP. Gender differences in stress and coping styles. Personality and Individual Differences. 2004;37(7):1401-1415. doi: 10.1016/j.paid.2004.01.010.