14. Một số yếu tố liên quan đến rối loạn nhận thức ở người bệnh rối loạn phân liệt cảm xúc

Nguyễn Thị Cẩm Tú, Dương Minh Tâm

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Chúng tôi thực hiện nghiên cứu đặc điểm lâm sàng rối loạn nhận thức (RLNT) ở người bệnh rối loạn phân liệt cảm xúc (RLPLCX) với mục tiêu: tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến rối loạn chức năng nhận thức ở người bệnh RLPLCX điều trị tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương I, bằng phương pháp mô tả cắt ngang. Kết quả: Trên 61 người bệnh RLPLCX (F25) nội trú, tỷ lệ người bệnh RLPLCX có rối loạn chức năng nhận thức chiếm 59,02%. Người bệnh có tuổi > 50 có nguy cơ RLNT cao hơn 10,56 lần người bệnh < 50 tuổi. Tỷ lệ nữ trong nghiên cứu ít hơn nam (31,1% và 68,9%), có nguy cơ RLNT cao hơn nam 10,3 lần. Người bệnh RLPLCX loại trầm cảm có nguy cơ RLNT cao hơn loại hưng cảm 5 lần. Người bệnh có trình độ văn hoá từ THCS trở xuống có nguy cơ RLNT cao gấp 5,56 lần những người có trình độ THPT trở lên. Chúng tôi chưa tìm thấy mối liên quan giữa việc sử dụng thuốc chống loạn thần hay thuốc chỉnh khí sắc với RLNT ở các hình thái của RLPLCX.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Benabarre A, Vieta E, Colom F, Martínez-Arán A, Reinares M, Gastó C. Bipolar disorder, schizoaffective disorder and schizophrenia:cEpidemiologic, clinical and prognostic differences. Eur Psychiatry. 2001;16(3):167-172.
2. Townsend LA, Malla AK, Norman RMG. Cognitive functioning in stabilized first-episode psychosis patients. Psychiatry Res. 2001;104(2):119-131.
3. Reichenberg A, Harvey PD, Bowie CR, et al. Neuropsychological Function and Dysfunction in Schizophrenia and Psychotic Affective Disorders. Schizophr Bull. 2009;35(5):1022-1029.
4. Wang LJ. Obvious impairment of attention and processing speed in patients with schizoaffective disorder. Neuropsychiatry. 2016;6:314-320.
5. Studentkowski G, Scheele D, Calabrese P, et al. Cognitive impairment in patients with a schizoaffective disorder: A comparison with bipolar patients in euthymia. Eur J Med Res. 2010;15(2):70-78.
6. Torrent C, Martínez-Arán A, Amann B, et al. Cognitive impairment in schizoaffective disorder: A comparison with non-psychotic bipolar and healthy subjects. Acta Psychiatr Scand. 2007;116(6):453-460.
7. Nguyễn Thị Hoa. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng rối loạn nhận thức trên bệnh nhân trầm cảm tái diễn điều trị nội trú tại Viện Sức khoẻ tâm thần. Luận văn bác sĩ nội trú, Trường Đại học Y Hà Nội; 2016.
8. Khare C, Mueser KT, McGurk SR. The relationship between cognitive functioning, age and employment in people with severe mental illnesses in an urban area in India: A longitudinal study. Schizophr Res Cogn. 2022;29:100255.
9. Tsuang MT. Morbidity risks of schizophrenia and affective disorders among first-degree relatives of patients with schizoaffective disorders. Br J Psychiatry J Ment Sci. 1991;158:165-170.
10. Umka J, Mustafa S, ElBeltagy M, et al. Valproic acid reduces spatial working memory and cell proliferation in the hippocampus. Neuroscience. 2010;166(1):15-22.
11. Lynham AJ, Hubbard L, Tansey KE, et al. Examining cognition across the bipolar/schizophrenia diagnostic spectrum. J Psychiatry Neurosci JPN. 2018;43(4):245-253.